Mới đây, Trung Quốc tuyên bố về việc sẽ tổ chức tập trận chung với Nga tại Biển Đông. Và, câu hỏi khiến giới chức tò mò rằng, cuộc tập trận trên sẽ diễn ra tại địa điểm cụ thể nào trên Biển Đông.
Hôm 28/7 vừa qua, người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc đã thông báo thông tin trên, thời gian là tháng 9 tới, tuy nhiên không đưa ra địa điểm cụ thể. Đây là hành động mới nhất của Trung Quốc nhằm thể hiện "sự bất bình" của mình đối với phán quyết hôm 12/7 của Tòa PCA về vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines.
Hai quốc gia tham gia tập trận Trung Quốc và Nga đều nhận định, cuộc tập trận này là "thường niên", và không nhằm vào bất cứ bên thứ ba nào, ngoài ra hai bên đều từ chối đưa ra bình luận chi tiết. Chính vì sự "bí mật" này, giới chức quốc tế càng tò mò và hướng sự chú ý của mình về câu hỏi, "Địa điểm nào trên Biển Đông mới thực sự là nơi được chọn làm nơi tập trận chung".
Biên tập viên của chuyên san Theo Diplomat, bà Shannon Tiezzi, có trụ sở chính tại Nhật Bản hôm qua 4/8 đã nhận định, "địa điểm cụ thể của cuộc tập trận sẽ quyết định xem, cuộc tập trận này có ý nghĩa gì, và mức độ gây tranh cãi sẽ ở mức nào".
Biên tập viên này đánh giá, mỗi khu vực trên Biển Đông đều có những đặc điểm riêng, và tồn tại những bất đồng riêng. Đối với mỗi khu vực trên một vùng biển rộng 3,5 triệu km2 như vậy, ý nghĩa của cuộc tập trận chắc chắn không giống nhau.
Biên tập viên của chuyên san Theo Diplomat, bà Shannon Tiezzi |
Bà này đã đưa ra 2 khả năng Trung Quốc có thể lựa chọn:
Một là, Trung Quốc sẽ chọn một khu vực gần bờ biển phía Nam đảo Hải Nam. Đây là khu vực không tồn tại bất cứ tranh chấp nào, và cũng là nơi đặt nhiều cơ sở đồn trú của quân đội Trung Quốc. Nếu lựa chọn khu vực này, Trung Quốc sẽ tránh được sự phẫn nộ, giận dữ của các quốc gia láng giềng.
Thứ hai, Bắc Kinh có thể lựa chọn tập trận với Nga với khu vực xa xuống phía Nam-khu vực gần quần đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa của Việt Nam-nơi mà Trung Quốc đang bồi đắp phi pháp và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo. Nếu Trung Quốc thực sự có lựa chọn này, đây sẽ là tín hiệu báo động đối với cộng đồng quốc tế. Vì, cuộc tập trận vốn dĩ được Bắc Kinh thông báo là bình thường và không nhằm vào quốc gia nào sẽ trở thành hành động trái phép.
Và nếu, Bắc Kinh thật sự chọn phương án thứ hai, người đứng giữa là Nga, sẽ có quyết định ra sao. Nga dường như đang nằm ở thế lưỡng nan.
Bà Tiezzi nhận định, Nga đã nhiều lần khẳng định quan điểm chung với Trung Quốc, trong nhiều vấn đề của khu vực và quốc tế. Nga cũng muốn khẳng định vị thế của mình khi mong muốn thách thức vị thế "cầm đầu" của Mỹ. Tuy nhiên, nếu xét về lợi ích trên Biển Đông, đây không phải khu vực quan trọng trong nền an ninh của Nga. Chính vì vậy, Nga luôn ở vị trí trung lập và khẳng định sẽ không để bị lôi kéo vào bất đồng của Biển Đông. Theo bà Tiezzi, thái độ của Nga đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông cũng sẽ tương tự phản ứng của Bắc Kinh đối với việc Nga sát nhập bán đảo Crimea.
Bà này đánh giá, nhiều khả năng Nga sẽ chọn biện pháp an toàn, không làm mất lòng các nước khác tại khu vực Biển Đông, tức là chọn địa điểm tập trận chung với Bắc Kinh ngay gần đảo Hải Nam chứ không phải ở khu vực tranh chấp.
Một nhân tố thứ hai có thể chi phối nước Nga trong hồ sơ Biển Đông là Việt Nam-quốc gia đã mua vũ khí của Nga từ thời chiến tranh lạnh.
Nghiêm Thu