Các tổ chức đóng tàu dân sự Trung Quốc phải đảm bảo rằng những tàu của họ có thể để Hải quân Quân giải phóng Nhân dân (PLAN) sử dụng trong suốt thời gian "khủng hoảng".
Một tàu chở hàng của Trung Quốc. Ảnh minh họa |
Trước đó, truyền thông Nhật Bản từng đưa tin chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch để đảm bảo rằng các tàu dân sự có thể hỗ trợ hoạt động quân sự của lực lượng hải quân Trung Quốc trong một cuộc khủng hoảng.
Trong khi việc tuyển dụng tài sản hàng hải dân sự cho mục đích quân sự không phải là điều bất thường (nữ hoàng Anh Elizabeth II đã từng chuyển lực lượng chiến đấu ở đất liền ra đảo Falkland trong Chiến tranh Falklands năm 1982), thông báo gần đây của Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy tham vọng ngày càng tăng của những nhà lập kế hoạch hải quân nước này trong việc phát triển khả năng chiến tranh viễn chinh của hải quân.
Theo website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, văn phòng dự bị động viên cho vận tải quốc gia Trung Quốc vừa tổ chức một buổi tập huấn cho các doanh nghiệp vận tải biển để phổ biến một bộ hướng dẫn mới cho các tàu dân sự có tên "Tiêu chuẩn kỹ thuật cho tàu dân sự mới để thực hiện yêu cầu quốc phòng" hồi đầu tháng 6 tại Thượng Hải.
Tài liệu này đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với những tàu dân sự đóng mới để đáp ứng được "nhu cầu quốc phòng quốc gia", website của Bộ này nêu rõ. Những hướng dẫn này được phê duyệt vào tháng 3/2015 và là kết quả của một dự án nghiên cứu do Cơ quan Vận tải biển quốc phòng thuộc Bộ Chỉ huy Vùng Nam Kinh (MAC) và Viện Tiêu chuẩn Thượng Hải (CCS) tiến hành.
Cụ thể, hướng dẫn đi kèm với một bộ quy tắc chung, nói đến 5 loại tàu: tàu container, tàu Ro-Ro, tàu đa năng, tàu hàng rời, tàu chở hàng tổng hợp. Các loại tàu này đều chỉ ra lý do chính đằng sau những hướng dẫn là tăng cường khả năng chiến tranh viễn chinh của PLAN.
"Việc áp dụng các tiêu chuẩn quân sự cho tàu dân sự giúp Trung Quốc có thể biến tiềm năng tàu dân sự rất lớn của mình nhanh chóng chuyển sang sức mạnh quân sự để bảo vệ tổ quốc và tăng cường đáng kể cho khả năng dự báo chiến lược của PLA".
Điều này phù hợp với sách trắng quốc phòng mà Trung Quốc mới công bố gần đây, trong đó chi tiết hóa về tham vọng hướng tới lực lượng hải quân nước xanh và tăng cường sự hiện diện của hải quân bên ngoài lãnh hải.
Reuters từng dẫn lời một nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu quân sự Hải quân PLA cho biết: "Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi phải huy động và triển khai tàu với số lượng lớn trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu hải quân trong thời bình là không hợp lý về kinh tế. Vì vậy, có một thực tế phổ biến đó là những doanh nghiệp đóng tàu dự trữ các nền tảng ứng dụng quân sự cho các các tàu dân sự của họ để có thể phục vụ hải quân trong thời chiến".
Bảo Linh (Theo The Diplomat)