Tin mới

Nhật Bản sẽ dốc toàn lực bảo vệ Senkaku nếu Trung Quốc gây chiến?

Thứ bảy, 20/06/2015, 15:07 (GMT+7)

Nhà bình luận quân sự Isaku Okabe đã phác thảo ra kịch bản về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo ông, Nhật Bản sẽ tung ra những vũ khí tân tiến nhất để bảo vệ quần đảo này.

Nhà bình luận quân sự Isaku Okabe đã phác thảo ra kịch bản về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo ông, Nhật Bản sẽ tung ra những vũ khí tân tiến nhất để bảo vệ quần đảo này.

Tạp chí Weekly Diamond của Nhật Bản ngày 16/6 có đăng tải ý kiến của nhà bình luận quân sự Isaku Okabe về việc Nhật Bản sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (đang có tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan) và quần đảo Ryukyu/Nansei như thế nào nếu Trung Quốc phát động một cuộc tấn công.

Khi được hỏi về thiết bị và công nghệ mà Nhật Bản cần trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công như vậy, đầu tiên, ông Okabe lưu ý đến việc thiếu hành động ủng hộ trong nước, thứ rất cần để Nhật Bản cải thiện phòng thủ đảo. Sau đó, ông đi vào phác thảo tình huống có thể xảy ra, trong đó, một tàu cá nước ngoài giấu vũ khí tự động và quân đội sẽ giả vờ tránh bão để cập bến tại hòn đảo này. Trong tình huống này, nếu lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản cố đuổi theo thì nước kia có thể gửi hải quân tới với lý do bảo vệ "ngư dân" và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) sẽ được triển khai.

Ông Okabe nói rằng các thành viên của Trung đoàn Bộ binh của Lực lượng phòng vệ Mặt đất (JGSDF) đóng quân tại khu vực Kyushu có thể được đưa với vùng biển quanh đảo này bằng trực thăng, máy bay vận tải MV-22 Osprey và tàu của JMSDF.

Phương tiện Chiến đấu Tự hành (Combat Vehicle Maneuver - CVM) do Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát triển có thể sẽ được triển khai trong trường hợp này. Lực lượng Phòng không Nhật Bản (JASDF) có thể chặn máy bay địch muốn tiếp cận quần đảo trong khi JMSDF có thể ngăn các tàu chiến và tàu ngầm của địch, ông Okabe nói.

Để bảo vệ các tàu vận tải của mình, JMSDF có thể sẽ triển khai Hệ thống Chiến đấu Bảo vệ (Aegis Combat System) khi máy bay cảnh báo sớm của JASDF cũng sẽ được tung ra. Để bảo vệ sự tự do của các chuyến bay, ông Okabe cho rằng Nhật Bản cũng cần có các máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Điều này sẽ là một thử thách lớn cho sự sẵn sàng chiến đấu của Nhật Bản và Lực lượng Tự vệ của nước này hiện đang thiếu các máy bay MV-22, xe CVM và tàu đổ bộ.

Tàu cảnh sát biển Nhật Bản bắn vòi rồng vào tàu cá Đài Loan tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. Ảnh: 

YOMIURI SHIMBUN

Khi được hỏi liệu Nhật Bản có thể dùng tàu ngầm để bảo vệ các đảo không, ông Okabe nói rằng khía cạnh quan trọng nhất của việc bảo vệ đảo là thu thập tin tình báo. Mặc dù các máy bay không người lái có thể được dùng để thu thập thông tin nhưng chúng dễ bị kẻ thù phát hiện và bắn hạ. Thay vào đó, tàu ngầm có thể được triển khai tới gần các đảo để theo dõi các hoạt động liên lạc của kẻ thù và giám sát các động thái của đối phương. Ông Okabe nói thêm những tàu ngầm này có thể được sử dụng để phong tỏa hành lang hàng hải. Đội tàu ngầm JMSDF thiện nghệ và có khả năng chống lại tàu ngầm của hải quân Trung Quốc còn rất hạn chế, ông này tiết lộ. Mitsubishi ATD-X Shinshin, một chiến đấu cơ tàng hình hiện đang được Nhật Bản phát triển, có thể cũng sẽ được sử dụng, mặc dù hiện nay nó mới đang được thử nghiệm nên không thể được triển khai trong tương lai gần.

Nhật Bản cũng cần quan ngại về những mối đe dọa từ các tên lửa hành trình dẫn đường của Trung Quốc. Ông Okabe nói rằng các tên lửa được trang bị cho lực lượng không quân và các căn cứ bộ binh Trung Quốc có tầm bắn rất xa. Gần đây, một máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc được trang bị tên lửa hành trình có thể bay qua vùng biển giữa Miyako-jima và Okinawa. Ngay sau khi các máy bay ném bom H-6K đi vào vùng biển Thái Bình Dương, Nhật Bản sau đó cần cảnh giác về những cuộc tấn công tên lửa từ phía nam cùng phía tây bắc, ông Okabe nói. Để chống lại điều này, Nhật Bản được cho là đã thay đổi hệ thống radar, mở rộng thùng nhiên liệu và tăng số lượng tên lửa đất đối không của chiến đấu cơ F-15J, biến nó thành một máy bay đánh chặn tên lửa hành trình.

Với tình trạng hiện nay, Trung Quốc là đối thủ tiềm năng nhất mà Nhật Bản phải đối mặt do tranh chấp đảo. Các máy bay tàng hình J-20 và J-31 cùng với máy bay không người lái chống tàng hình tầm cao Condor/Shendiao của Trung Quốc đang được phát triển. Mặc dù các chi tiết thông số kỹ thuật của những máy bay này chưa xuất hiện nhưng người Trung Quốc đang rót tiền vào chúng, ông Okabe nói. Trung Quốc cũng có một hệ thống tên lửa chống tàu và mặc dù chúng còn đang trong quá trong quá trình thử nghiệm nhưng có vẻ mục tiêu nhắm đến là nhóm tàu sân bay của Mỹ.

Ông Okabe nói rằng hệ thống tên lửa đánh chặn RIM-161Standard Missile 3 rõ ràng là không thể đối phó với một cuộc tấn công từ phía Trung Quốc. Các tàu chiến đa năng của JMSDF hiện đang được xây dựng phải có khả năng của cả tàu đổ bộ lớp Osumi và tàu khu trục trực thăng lớp Izumo. Nếu tàu đa năng có thể mang theo chiến đấu cơ F-35B thì chúng sẽ được triển khai đến vùng phòng không của Nhật Bản dưới sự che chở từ Hệ thống Chiến đấu Aegis và các tên lửa đất đối không được phóng đi từ các tàu hộ tống Nhật Bản. Sau đó, F-35B có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất mà không cần sự hỗ trợ từ JASDF.

Hoàn cầu Thời báo đã dẫn lời nhà bình luận quân sự Li Jie của Trung Quốc nói rằng ông Okabe không thực tế khi tưởng tượng ra tình huống Nhật Bản triển khai tất cả các hệ thống vũ khí tốt nhất của mình cùng một lúc. Ông tuyên bố rằng Nhật Bản đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện khả năng phòng thủ đảo và các rạn san hô của mình cùng với việc huấn luyện và trang bị. Tuy nhiên, ông nói rằng Trung Quốc sẽ không viện tới chiến tranh để khẳng định chủ quyền với những hòn đảo tranh chấp.

Bảo Linh (Theo Wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Senkaku Điếu Ngư

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.