(Tinmoi.vn) Liệu rằng Trung Quốc có trở thành siêu cường của thế giới, soán ngôi Mỹ hay chỉ là “con hổ giấy” của thế kỷ 21?
Rất nhiều người tin rằng sức mạnh của Trung Quốc là không thể ngăn được và thế giới phải nhìn nhận lại người khổng lồ của châu Á như một cường quốc trên toàn thế giới. Nền công nghiệp nhỏ bé của một “Trung Quốc đang trỗi dậy”: được dự đoán là nổi lên trong thập kỷ qua, tất cả vẽ ra một bức tranh trong đó Trung Quốc là nhân vật chính. Niềm tin này là điều dễ hiểu, phổ biến nhưng là sai lầm.
Cách đây không lâu, vào những năm 1980, Nhật Bản cũng từng được dự đoán sẽ trở thành “số 1”, gia nhập top các cường quốc. Trước đó, Liên Xô cũng được coi là một siêu cường toàn cầu. Rồi đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một số chuyên gia tin rằng Liên minh châu Âu sẽ nổi lên như một cường quốc toàn cầu mới.
Vì vậy, trước những đánh giá dành cho Trung Quốc ngày hôm nay, cần tỉnh táo và hoài nghi. Chắc chắn, Trung Quốc đang mạnh hơn so với Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Trong một số lĩnh vực, Trung Quốc còn vượt qua Nga, Nhật Bản, Anh, Đức và Pháp và đang cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc có nhiều thế mạnh để vươn lên vị trí cường quốc số 1 thế giới như: dân số lớn nhất thế giới, diện tích lục địa lớn, nền kinh tế đứng thứ 2 toàn cầu, dự trữ ngoại hối lớn nhất, ngân sách dành cho quân sự đứng thứ hai và có lực lượng vũ trang lớn nhất, đậpthủy điện lớn nhất, mạng lwois đường cao tốc quốc gia lớn nhất, hệ thống đường sắt cao tốc tốt nhất…
Tuy nhiên, những khả năng trên không phải là biện pháp để biến Trung Quốc trở thành cường quốc thế giới và không phải thành quốc gia quan trọng nhất. Các nhà khoa học xã hội xác định rẳng chỉ số quan trọng để xác định một cường quốc đó là tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia khác. Có rất nhiều cách để một quốc gia thể hiện tầm ảnh hưởng lên các nước khác như: thu hút, thuyết phục, đồng kết nạp, ép buộc, trả tiền, dẫn dụ, đe dọa hoặc dùng vũ lực. Việc những cường quốc sử dụng các biện pháp khác nhau tác động lên những nước khác để thể hiện tầm ảnh hưởng của mình cũng chỉ nhằm đạt được lợi ích.
Nhìn vào sự hiện diện và các hành vi của Trung Quốc trên trường quốc tế hiện nay, chúng ta phải nhìn vào bản chất của vấn đề chứ không phải chỉ nhìn vỏ ngoài ấn tượng. Liệu Trung Quốc có thực sự ảnh hưởng đến các quốc gia khác và các vấn đề quốc tế? Câu trả lời là: Không nhiều!
Nếu nói Trung Quốc đang ảnh hưởng tới các quốc gia khác, thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu, hình thành xu hướng toàn cầu hoặc chí ít cũng cố gắng giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc là một cường quốc thụ động, thường né tránh những thách thức và chạy trốn khi các cuộc khủng hoảng quốc tế bùng nổ. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine và Syria là ví dụ cụ thể nhất cho thấy sự thụ động của Bắc Kinh.
Hơn nữa, khả năng của Bắc Kinh không phải là quá mạnh. Trung Quốc có nhiều chỉ số ấn tượng nhưng chất lượng của các chỉ số lại không phải như vậy. Chính sự thiếu chất lượng dẫn tới thiếu ảnh hưởng thực tế. Có thể nói, Trung Quốc là "con hổ giấy" của thế kỷ 21.
Điều này được thể hiện trong 5 lĩnh vực chính: ngoại giao quốc tế, khả năng quân sự, sự hiện diện văn hóa, sức mạnh kinh tế và các yếu tố nội lực làm nền tảng cho Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nhiều người tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới. Điều này là dễ hiểu, nhưng sai lầm
Về ngoại giao quốc tế, Trung Quốc đã thực sự hòa nhập với thế giới. Hơn 40 năm qua, Trung Quốc đã đi từ một quốc gia cô lập đến với cộng đồng quốc tế. Hôm nay, Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia, là thành viên của hơn 150 tổ chức quốc tế và hơn 300 điều ước quốc tế đa phương. Trung Quốc nhận được nhiều quan chức cấp cao nước ngoài đến thăm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Và lãnh đạo của họ cũng đi thăm các nước khác thường xuyên.
Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành viên của G-20 và các tổ chức quan trọng khác trên thế giới, được tham gia các hội nghị thượng đỉnh quốc tế lớn. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc vẫn còn thụ động trước những thách thức toàn cầu.
Một cường quốc toàn cầu cần phải làm trung gian tranh chấp, giúp các bên đi đến đồng thuận khi cần thiết. Nhưng Bắc Kinh lại chỉ thích ngồi trên băng ghế dự bị, đề nghị các quốc gia giải quyết các vấn đề thông qua các “biện pháp hòa bình” và tìm “giải pháp đôi bên cùng có lợi”. Những lời sáo rỗng này hầu như không giải quyết được gì.
Khi nói đến quản trị toàn cầu, Bắc Kinh thường có những Chính sách ngoại giao thụ động. Trung Quóc không đóng góp gì cho việc quản trị toàn cầu: các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, các hoạt động tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden, chống khủng bố ở Trung Á, hỗ trợ phát triển ở nước ngoại, phổ biến nguyên liệu hạt nhân, y tế công cộng, cứu trợ thiên tai và chống tội phạm quốc tế. Trung Quốc đã làm tốt những điều này ở tầm khu vực, nhưng họ còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Thế giới nên mong đợi nhiều hơn và đòi hỏi nhiều hơn từ Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc lại hạn chế trong ngoại giao toàn cầu: Thứ nhất là do Bắc Kinh hoài nghi đây là “cái bẫy” mà phương Tây (do Mỹ cầm đầu) đặt ra để kéo Trung Quốc vào các cuộc khủng hoảng. Thứ hai, người dân Trung Quốc sẽ chỉ trích chính phủ nếu họ dồn nhiều lực ra nước ngoài. Thứ ba, người Trung Quốc có truyền thống “giao dịch” đặc biệt khi nó liên quan đến tiền bạc. Họ sẽ chỉ bỏ công sức khi nhận lại được lợi ích.
Kết quả là trong lĩnh vực ngoại giao song phương, đa phương và quản lý toàn cầu, Bắc Kinh vẫn thể hiện sự thụ động và tham gia miễn cưỡng.
Về quân sự: Trung Quốc là cường quốc khu vực nhưng không phải là cường quốc thế giới. Trung Quốc không có khả năng phát triển sức mạnh ngoài khu vực châu Á (trừ chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa, chương trình không gian và khả năng chiến tranh mạng). Ngay cả trong khu vực châu Á, khả năng phô ra sức mạnh của Trung Quốc vẫn còn hạn chế mặc dù đang phát triển.
Mặc dù là nước chi ngân sách cho quân sự lớn thứ hai thế giới, có lực lượng vũ trang đứng đầu, sở hữu nhiều vũ khí hiện đại nhưng lực lượng quân đội của Trung Quốc vẫn không thể vươn tới toàn cầu. Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, không có hậu cần tầm xa hay đường dây thông tin liên lạc, vùng phủ sóng vệ tinh toàn cầu thô sơ. Hải quân Trung Quốc chủ yếu vẫn chỉ là lực lượng duyên hải, không quân không thể tấn công xa, các lực lượng mặt đất thì không thể triển khai nhanh chóng.
Hơn nữa, chiến lược quân sự của Trung Quốc là “sức mạnh cô độc” – thiếu bạn bè, không đồng minh. Ngay cả Nga, quốc gia mà Trung Quốc gần gũi nhất cũng tồn tại sự nghi ngờ, mất lòng tin. Ngược lại, các quốc gia châu Á khác lại đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và phối hợp với nhau. Chính vì thế Bắc Kinh khó lòng mà đe dọa được họ.
Về văn hóa: Không có xã hội nào đang lấy lại giá trị văn hóa từ Trung Quốc, không có quốc gia nào tìm cách học tập hệ thống chính trị Trung Quốc và hệ thống kinh tế của họ của cũng không thể nhân rộng ở những nơi khác. Mặc dù đã cố gắng xây dựng quyền lực mềm và cải thiện hình ảnh quốc tế của mình từ năm 2008 nhưng Trung Quốc liên tục dính tai tiếng. Các cuộc điều tra dư luận về nhận thức thế giới cho thấy Trung Quốc đang là một mớ hỗn tạp, suy yếu và ngày càng có vấn đề.
Trung Quốc không phải là thỏi nam châm để thu hút các nước khác noi theo truyền thống văn hóa, xã hội, kinh tế hay chính trị.
Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc như phim ảnh, văn học, âm nhạc, giáo dục vẫn chưa được nước ngoài biết đến.
Sức mạnh kinh tế: Cũng như các lĩnh vực khác, nền kinh tế Trung Quốc có các con số ấn tượng, nhưng chất lượng yếu. Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới nhưng xuất khẩu chủ yếu là các hàng tiêu dùng cấp thấp, thương hiệu ít được quốc tế công nhận, chỉ có mọt số ít các công ty đa quốc gia đang hoạt động thành công ở nước ngoài, tổng số cổ phần đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (ODI) chỉ đứng thứ 17 thế giới, các chương trình viện trợ nước ngoài của Trung Quốc cũng nhỏ hơn so với Mỹ, EU, Nhật Bản, WB rất nhiều.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chỉ là một nền kinh tế gia công và lắp ráp, không mang tính sáng tạo. Hầu hết các hàng hóa được lắp ráp hoặc sản xuất tại Trung Quốc đều là sở hữu trí tuệ của các nơi khác. Việc trộm cắp sở hữu trí tuệ tràn lan ở Trung Quốc, các chương trình “đổi mới bản địa” do chính phủ phát động rõ ràng đã thất bại. Điều này có thể thay đổi theo thời gian nhưng cho đến nay Trung Quốc không thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu cho bất kỳ công nghệ hoặc dòng sản phẩm nào.
Tương tự, Trung Quốc chỉ có 2 trường đại học nằm trong top 100 thế giới, theo bảng xếp hạng các trường đại học của Times Higher Education năm 2013-2014.
Các yếu tố nội lực của Trung Quốc cũng không được xếp hạng cao. Năm 2014, trong bảng xếp hạng của Freedom House, Trung Quốc chỉ đứng thứ 183 trong số 197 quốc gia về tự do báo chí.
Từ năm 2002, tổng hợp các Chỉ số Quản trị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới cho thấy Trung Quốc: đứng thứ 30 trong 100 nước có sự ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng, là chính phủ làm việc hiệu quả thứ 50/100, chất lượng điều hành và các quy định pháp luật đứng thứ 40/100.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp Trung Quốc đứng thứ 29 toàn thế giới về chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2013, đứng thứ 68 về tham nhũng và thứ 54 về đạo đức kinh doanh.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế còn xếp Trung Quốc đứng thấp hơn, đứng thứ 80 về chỉ số tham nhũng quốc tế năm 2013.
Những con số trên được đưa ra không phải để xem thường sự phát triển của Trung Quốc. Chúng ta không nên cho rằng quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ không bị suy giảm. Rất có thể, tương lai, Trung Quốc sẽ trì trệ và thụt lùi.
Bảo Linh (Theo tin tức nationalinterest)