Tin mới

Chân dung “con hổ” của Trung Quốc - Dương Khiết Trì

Thứ tư, 18/06/2014, 10:25 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Là một người khôn ngoan, cẩn trọng, Dương Khiết Trì đã giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp chính trị của mình. Sắp tới, vị Ủy viên quốc vụ Trung Quốc này sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam với hi vọng sẽ giải quyết được phần nào căng thẳng tại Biển Đông.\nNhà ngoại giao Trung Quốc bị cáo buộc là gián điệp\nNghi án nhà ngoại giao Trung Quốc do thám Nhật Bản, Bắc Kinh phủ nhận\n 

(Tinmoi.vn) Là một người khôn ngoan, cẩn trọng, Dương Khiết Trì đã giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp chính trị của mình. Sắp tới, vị Ủy viên quốc vụ Trung Quốc này sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam với hi vọng sẽ giải quyết được phần nào căng thẳng tại Biển Đông.

Ủy viên quốc vụ Trung Quốc, Dương Khiết Trì

Ủy viên quốc vụ Trung Quốc, Dương Khiết Trì

Ông Dương Khiết Trì sinh tháng 5-1950 tại Thượng Hải, từng là bạn học của một số nhân vật có tên tuổi như Vương Quang Á, Chu Văn Trọng, Long Vĩnh Đồ… từ thời phổ thông đến lưu học tại Anh. Hiện ông đang là Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dương Khiết Trì là Bộ trưởng Ngoại giao thứ 10 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2007-2013. Ông là thành viên Hội đồng nhà nước từ năm 2013. Trong vai trò này, ông là một trong những “kiến trúc sư” nổi bật nhất trong Chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông Dương dành phần lớn cuộc đời sự nghiệp của mình tại Mỹ, nơi ông từng là Đại sứ từ năm 2001-2005.

Trước khi trở thành một nhà ngoại giao tại Mỹ, Dương Khiết Trì khởi đầu sự nghiệp chính trị là Bí thư thứ hai vào năm 1983 sau đó trở thành Đại sứ từ năm 2001-2005 và giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao chịu trách nhiệm về Châu Mỹ-La tinh, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Trong suốt cuộc biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989, ông cùng với Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Vạn Lý đã cùng tới Nam Mỹ.

Trong thời gian làm Đại sứ tại Mỹ, Dương Khiết Trì đã xoa dịu căng thẳng giữa 2 nước sau vụ va chạm trên không giữa máy bay do thám EP-3 của Mỹ và máy bay chiến đấu Trung Quốc tại đảo Hải Nam trên Biển Đông năm 2001.

Vào tháng 4/2007, Dương Khiết Trì thay Lý Triệu Tinh giữa chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tháng 7/2010, tại Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN tại Hà Nội, Dương Khiết Trì đã đáp lại nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về tự do hàng hải tại Biển Đông, gọi đó là “cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc” và nói với Ngoại trưởng Singapore, Affairs George Yeo rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ và đó là thực tế”. Tuy nhiên, ông Dương lại phát biểu trên trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc rằng không cần quốc tế hóa vấn đề này, Trung Quốc muốn giải quyết tất cả tranh chấp một cách song phương.

Năm 2013, Dương Khiết Trì đã gặp tân Đại sứ của Nhật Bản tại Trung Quốc và lãnh đạo đảng New Komeito. Ông cũng tổ chức họp nhóm với các Đại sứ cũng như các nước thành viên EU, gặp gỡ Moo-sung Kim - Đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye để tăng cường quan hệ với Hàn Quốc. Những cam kết mà ông tạo ra trong thời gian làm việc của mình đã đóng góp rất lớn cho hòa bình thế giới.

Tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Quốc hội Nhân dân, tháng 3/2013, Dương Khiết Trì được bầu làm Ủy viên.

Ông được Cựu tổng thống Mỹ, George H.W.Bush gọi là “con hổ họ Dương” bởi ông sinh năm hổ (theo lịch Trung Quốc) và chữ “Trì” trong tên ông có chứa một biến thể của chữ “hổ”.

Giới bình luận coi ông Dương Khiết Trì là một nhà ngoại giao khôn ngoan, cẩn trọng, tận tuỵ nhưng có đầu óc thực tế và trách nhiệm cao trong công việc.

Bảo Linh (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Dương Khiết Trì

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.