Trang tin rbth của Nga dẫn lời các chuyên gia nước này, bày tỏ quan ngại về mối quan hệ Mỹ - Trung hiện nay. Thỏa thuận mà quân đội 2 nước vừa đạt được sẽ đe dọa đến lợi ích của Moscow.
Mỹ và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận hợp tác về đối thoại quân sự. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, đây là thỏa thuận đầu tiên của loại hình này trong vài năm qua. Trong khi các chuyên gia Nga tin rằng thỏa thuận này rất có thể là một giao thức có chủ ý thì họ cũng nghĩ rằng bất cứ việc tái thiết lập quan hệ nào giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Moscow và phương Tây đều là chống lại các lợi ích của Nga.
Một thỏa thuận mới về hợp tác quân sự được ký kết giữa Washington và Bắc Kinh đe dọa sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Nga để gần gũi hơn với Trung Quốc, các chuyên gia Nga cho biết.
Đại diện của Bộ quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về cơ chế tương tác của quân đội 2 nước khi phối hợp trong các nỗ lực nhân đạo và phản ứng với những tình huống khẩn cấp vào ngày 12/6. Các bên dự kiến sẽ ký một thỏa thuận an ninh vào cuối tháng 9. Thỏa thuận đó sẽ giúp làm giảm khả năng xảy ra các sự cố giữa lực lượng vũ trang 2 nước trên không và trên biển.
Quân đội Mỹ nói rằng các thỏa thuận này sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn và làm giảm nguy cơ của bất cứ cuộc đối đầu nào.
Trong khi đó, Trung Quốc đã gọi thỏa thuận là một bước tiến lớn hơn trong quan hệ Mỹ-Trung. Kết quả là đã có những thông báo về các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Trung có thể diễn ra vào năm 2016.
Các chuyên gia tin rằng việc một mình ký thỏa thuận sẽ giúp những toan tính địa chính trị của Bắc Kinh hiểu được Washington và vị trí của Moscow |
"G2" và "Chimerica" (Trung-Mỹ)
Các chuyên gia Nga tin rằng việc ký thỏa thuận một mình sẽ giúp hiểu Washington và vị trí của Moscow trong những toan tính địa chính trị của Bắc Kinh. Điều này đặc biệt được quan tâm khi mà Nga và Trung Quốc đang thiết lập lại mối quan hệ sau cuộc đối đầu giữa Nga và Phương Tây.
Vladimir Korsun, học giả về Trung Quốc và là giáo sư tại Khoa nghiên cứu Châu Á thuộc Viện quan hệ Quốc tế Moscow nói rằng thỏa thuận đã được ký kết rất có thể chỉ là một nghi thức ngoại giao có chủ ý. Ông nói thêm rằng Trung Quốc và Mỹ bắt đầu ký kết ký kết các hiệp định quân sự từ những năm 1980 trở lại đây.
Các chuyên gia tin rằng trong khi thỏa thuận này không có bất cứ dáu hiệu nào cho thấy Washington và Bắc Kinh đang hình thành một liên Minh Quân sự, nó đã chứng minh tính chát mối quan hệ Trung - Mỹ. Ví dụ, ông Korsun nói rằng "bộ đôi G2 (Mỹ-Trung) đã tồn tại", ám chỉ đến khái niệm thực tế về "Chimeria" được nhà sử học và giáo sư Niall Ferguson đến từ ĐH Harvard đưa ra. Khái niệm này cho rằng giải thiết về sự tồn tại của không gian kinh tế Mỹ-Trung duy nhất thích hợp với cả 2 nước.
Hơn nữa, ông Korsun cũng nhận định rằng giữa những năm 2000, phần lớn cộng đồng chuyên gia Nga có khuynh hướng nghĩ rằng một cuộc xung đột trong tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc là không tránh khỏi, trong khi Nga phải duy trì một khoảng cách và "theo dõi trận chiến giữa 2 hổ" từ bằng ghế dự bị.
Tuy nhiên, dự báo này sẽ không xảy ra và thỏa thuận Mỹ - Trung được ký kết ngày 12/6 là bằng chứng thêm cho thấy kết quả này rất khó thành hiện thực. Vì lý do này, Korsun tin rằng trong trường hợp mối quan hệ Moscow và Washington ngày một tệ hơn, Nga sẽ không có Trung Quốc đứng bên.
Tam giác Moscow - Washington - Bắc Kinh
Cùng lúc, một số chuyên gia tin rằng một liên minh chính thức giữa Mỹ và Trung Quốc là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, điều này không khiến cho tình hình hiện nay của Nga khá hơn. Ông Alexander Khramchikhin, Phó giám đốc Viện Phân tích Quân sự và Chính trị cho rằng tam gia Nga - Mỹ - Trung đang trải qua mối quan hệ khó khăn. Trong cấu trúc này, mỗi nước lại đang có mâu thuẫn với 2 nước còn lại và thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với bất cứ nước nào chống lại lợi ích của nước thứ 3. Mặc dù rất khó để tưởng tượng một liên minh thực sự giữa bất cứ 2 nước nào thì sự hội tụ chiến thuật giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến Moscow có ít không gian vận động hơn.
Ông Andrei Frolov, Tổng biên tập Tạp chí Export Vooruzheny cũng tin rawngfthoar thuận Trung-Mỹ (ông gọi đó là một bản ghi nhớ) là dấu hiệu cho thấy sự xích lại gần nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh trong vài năm tới, điều này sẽ không gây ra bất cứ hậu quả thực tế nào cho Nga.
Bảo Linh (Theo rbth)