Tin mới

Mỹ "lôi kéo" châu Á trừng phạt Nga, Trung Quốc phản đối

Thứ ba, 28/10/2014, 16:39 (GMT+7)

Vào tuần trước Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Paul Jones phụ trách vấn đề Á-Âu đã tiến hành chuyến công du châu Á để tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và phương tây trong vấn đề Ukraine.

Vào tuần trước Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Paul Jones phụ trách vấn đề Á-Âu đã tiến hành chuyến công du châu Á để tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và phương tây trong vấn đề Ukraine.

Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin

Tại Tokyo, ông Paul Jones cho biết trong một cuộc phỏng vấn với các doanh nghiệp Nhật Bản Nikkei rằng, để tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế và cô lập về ngoại giao đối với Nga thì ngoài EU thì Mỹ rất cần sự ủng hộ từ các nước châu Á.

Sau khi rời Tokyo, ông Paul Jones cũng có kế hoạch thăm Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo ông, "hiện tại, điều quan trọng nhất để tập hợp cộng đồng quốc tế xung quanh nhóm G7" về vấn đề trừng phạt Nga. Ông Paul Jones cũng nói thêm rằng Mỹ sẽ đưa vấn đề này ra các hoạt động đa phương lớn sắp tới, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) sắp tới.

Theo ông Paul Jones, các biện pháp trừng phạt chống lại Liên bang Nga đã có nhiều tác động. Nguồn vốn đã rời khỏi Nga trong năm nay đã lên tới hơn 100 tỷ USD. Tuy nhiên ông Paul Jones cũng nói rằng, Mỹ cũng sẽ cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga nếu các thỏa ngừng bắn giữa chính quyền Kiev và lực lượng dân quân ở đông Ukraine được thực hiện một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, Mỹ chỉ có thể vận động được các nước đồng minh thân cận của mình như Nhật Bản để tham gia trừng phạt Nga. Còn với Trung Quốc thì rất khó cho người Mỹ.

Như chúng ta đã biết, vào ngày 11/10 Phó Thủ tướng Trung Quốc Wang Yang nói rằng Trung Quốc kịch liệt phản đối lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và cho biết Mỹ đang sai lầm.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei nói với các phóng viên rằng sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc góp phần ổn định trên thế giới và không nhằm chống lại nước thứ ba. "Hợp tác Nga-Trung Quốc là cùng có lợi, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và không nhằm chống lại bất kỳ nước thứ ba nào.”

Theo Yên Hưng (Newsland/Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.