Để dễ sử dụng, vali hạt nhân của Liên Xô chỉ được thiết kế 2 nút ấn, trong đó, nút đỏ là kích hoạt và nút đen là hủy lệnh.
Lịch sử ra đời
Ngày 6/6/1984 đã đánh dấu một bước tiến lịch sử quan trọng trong ngành khoa học quân sự bằng sự ra đời của một thứ vũ khí hủy diệt - vali hạt nhân Cheget - biểu tượng quyền lực của Liên Xô trước đây và nước Nga hiện tại với khả năng phát động cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô toàn cầu.
Vali hạt nhân của Liên Xô trước đây và nước Nga hiện tại mang biệt hiệu Cheget. Chúng được đặt theo tên dãy núi Cheget ở vùng Kabardino-Balkaria thuộc Nga.
Đây là một phương án kỹ thuật quân sự mang tính cách mạng, nó được liên kết với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và kiểm soát toàn bộ Lực lượng hạt nhân chiến lược của Liên Xô.
Thông tin liên quan tới chiếc vali hạt nhân này luôn là một trong những thông tin nhạy cảm nhất của Liên Xô. Tuy nhiên, một kỹ sư từng tham gia chế tạo vali hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ đầu, người từng giành được huân chương vì những cống hiến đặc biệt cho Liên Xô đã bật mí một số chi tiết liên quan đến vũ khí hủy diệt này.
Vali hạt nhân của cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin được đưa ra trưng bày tại Yekaterinburg. (Ảnh: Rferl.org)
Theo đó, ý tưởng về chiếc vali hạt nhân của Liên Xô bắt nguồn từ một tướng lĩnh quân đội nước này và sau đó được Viện nghiên cứu tự động hóa Liên Xô nghiên cứu thành công.
Mục tiêu của nó là kiểm soát tập trung kho tên lửa và vũ khí hạt nhân khổng lồ của Liên Xô. Nói cách khác, cả hệ thống tấn công với sức hủy diệt toàn thế giới được thu bé lại vừa bằng cái vali này.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là việc Mỹ đã bố trí hệ thống tên lửa đạn đạo và duy trì sự hiện diện quân sự tại lục địa già chấu Âu.
Bên cạnh đó, việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO kiểm soát gắt gao các chuyến bay của với Liên Xô nên liên bang này luôn ở trong trạng thái sẵn sàng kích hoạt tên lửa đạn đạo bất cứ lúc nào.
Chegets vận hành như thế nào?
Hình ảnh Cheget xuất hiện trong chuyến thăm Iran của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi 2016. Ảnh: Meghdad Madadi
Khi trung tâm cảnh báo tấn công tên lửa của Liên Xô phát hiện các nước đối thủ phóng tên lửa, hệ thống sẽ bắt đầu tính toán quỹ đạo và khu vực chịu ảnh hưởng của tên lửa này, sau đó nhanh chóng báo cáo thông tin về Moscow, chỉ trong chưa đầy vài phút, một số phương án sẽ được phê duyệt và tiến hành phản công.
Lãnh đạo Liên Xô là người ra quyết định. Tất cả những thông tin trên đều phụ thuộc vào cơ quan tình báo, Mỹ cũng đã có một hệ thống phản ứng tương tự được xây dựng trên cơ sở liên kết cơ quan trắc địa và tham mưu.
Do Tổng Bí thư đảng cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev lúc ấy đã cao tuổi nên để dễ sử dụng, vali hạt nhân chỉ được thiết kế hai nút ấn, trong đó, nút đỏ là kích hoạt và nút đen là hủy lệnh.
Tất nhiên, vali này không sử dụng bất kỳ linh kiện nước ngoài nào dù là ốc vít nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm các mối nguy hại an ninh, đồng thời để bảo đảm trong trường hợp xảy ra hỏng hóc có thể lập tức sửa chữa, thay thế.
Năm 1985, Brezhnev tiếp nhận vali hạt nhân tại điện Kremlin với hệ thống bảo vệ chống nghe trộm và theo dõi vô tuyến điện nghiêm ngặt và hiện đại. Trước đó, các cán bộ kỹ thuật tiến hành bước kiểm tra tính năng an toàn lần cuối rồi giao cho ông.
Sau khi Brezhnev lâm bệnh và Yuri Andropov được chọn là người kế nhiệm, Andropov nhanh chóng bật đèn xanh, bỏ qua những vấn đề thủ tục để đưa vali hạt nhân chính thức gia nhập vào lực lượng tác chiến của Liên Xô.
Tuy nhiên, đến thời Mikhail Gorbachev, ông lại tỏ ra thờ ơ với cây quyền trượng này. Ông bỏ ngay chiếc vali hạt nhân sang một bên khi vừa tiếp nhận xong.
Đến thời kỳ của Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã đề xuất quy yêu cầu các Tổng thống Nga phải học cách sử rdụng vali hạt nhân, trong đó, phải làm được các bước mô phỏng hoàn chỉnh và nắm được các tín hiệu cảnh báo từ vali.
Đến nay, cứ khoảng ba tháng thì đợt diễn tập trên lại được thực hiện một lần. Mật mã của vali hạt nhân thì cứ năm năm lại được thay đổi.
Trong đội ngũ chế tạo vali hạt nhân thời kỳ đầu thì có bốn người nhận được huân chương Lenin, mười hai người nhận được huân chương cống hiến quốc gia và mỗi người đều nhận được số tiền thưởng lên tới 420 ruble, cao hơn mức lương hàng tháng họ nhận được.
Trên thực tế, Liên Xô có 3 vali hạt nhân được bảo vệ nguyên vẹn và giao lại cho Nga năm 1991. Ba chiếc vali này hiện do Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng quân đội quản lý.
Cheget được vận hành rất trơn tru sau 30 năm từ khi ra mắt đến nay. Đối trọng với nó là chiếc vali hạt nhân của Mỹ được gọi là nuclear football với vỏ ngoài bằng hợp kim titanium chống đạn có kích thước 45x35x25cm. Vali này được bảo quản bởi lực lượng bảo vệ chuyên trách của Tổng thống mà mỗi nhân viên bảo vệ đều phải trải qua những vòng tuyển chọn rất khắc nghiệt.
Cách sử dụng và số hiệu của các tên lửa được thiết kế sao cho các Tổng thống Mỹ có thể nắm được nhanh chóng, người Mỹ thậm chí còn sử dụng hình minh họa để chỉ dẫn.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chiếc vali hạt nhân của Mỹ đựng trong mình sinh mạng của 500 mục tiêu thuộc lãnh thổ Liên Xô, bao gồm cả Moscow, trong khi đó, tên lửa đạn đạo của Nga chỉ có thể nhắm trúng đích 89 mục tiêu nằm trong lãnh thổ Mỹ.