Một “phú nhị đại” Trung Quốc đang học tại ĐH Nam California có một “thành tích” đáng nể là một lần đi mua sắm và ăn chơi ở Beverly Hill có thể tiêu tới 50.000 đến 60.000 USD (tương đương 1 - 1,2 tỉ đồng). Đó chỉ là một trong những ví dụ về sự “chơi ngông” của con trai, con gái của những đại gia giàu khủng Trung Quốc
Là con trai, con gái của những tập đoàn siêu khủng của Trung Quốc, những đại gia - thiếu gia này được cha mẹ nuông chiều "từ chân đến răng". Có lẽ vì lẽ đó mà nhiều thiếu gia "như chim sổ lồng", ăn chơi khét tiềng...
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tỷ phú Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra những khoản chi khổng lồ để đưa con em mình sang nước ngoài. Trong đó, Hoa Kỳ chính là lựa chọn hàng đầu của họ.
"Tiền là rác, quyền là trò chơi"
Vương Tư Thông có thể được coi là cái tên không ai không biết tại Trung Quốc. Vị thiếu gia này là con trai độc nhất của ông Vương Kiện Lâm – chủ tịch tập đoàn bất động sản Dalian Wanda, người được mệnh danh là “đại gia giàu nhất trong các đại gia của Trung Quốc”.
Vương Tư Thông là một “phú nhị đại” (thế hệ giàu có thứ 2) thứ thiệt. Và anh chàng này luôn khiến người ta hoảng hồn về độ chơi ngông của mình.
Với câu châm ngôn sống “có tiền là có tất cả”, Vương thiếu gia đã từng chi tới 1,5 triệu USD để mời nhóm nhạc AKB48 từ Nhật Bản sang Trung Quốc chỉ đề mặc bộ đồng phục mà anh ta thiết kế và chụp ảnh cùng đại thiếu gia này.
Chưa dừng lại ở đó, Vương Tư Thông thậm chí còn lập tài khoản Twitter cho…cún cưng nhằm mục đích khoe khoang sự giàu có của mình.
Trò đốt tiền mới nhất của thiếu gia này khiến dư luận xôn xao gần đây chính là việc mua 2 chiếc Apple Watch đeo vào chân cho cún cưng chỉ để đo nhịp tim.
Những hành động của Vương Tư Thông không những không nhận được sự ủng hộ, mà thậm chí còn bị phê phán trên trang tài chính Yahoo của Hoa Kỳ phê phán và gọi đó là “những hành động trẻ con.”
Mỗi chiếc Apple Watch tại Trung Quốc có giá bán lẻ dao động từ 1000 – 2000 USD tùy phiên bản.
Hay như trường hớp ái nữ của một đại gia tiếng tăm của TQ, ái nữ nhà đại gia này có sở thích đặc biệt là giả trai để ăn chơi thác loạn. Tự tay tung lên những bức ảnh ăn chơi sa đọa của mình, vị "thiếu gia" trẻ tuổi khiến nhiều người tranh cãi khi phát ngôn "Tiền là rác, quyền là trò chơi". Cô gái này là con gái của nhà tài phệt Zhang Jun - chủ tịch hãng bảo hiểm Sino-life nổi tiếng tạiThâm Quyến.
Bị lộ ảnh ăn chơi trong một lần cao hứng, vị "thiếu gia" trẻ có biệt hiệu "thiếu gia Thâm Quyến" đã ngay lập tức gây xôn xao dư luận.
"Thiếu gia" bên cạnh những người mẫu nổi tiếng. |
Anh chàng trưng ảnh hàng loạt siêu xe như Aston Martin, Lamborghini … , rồi đến du thuyền,chuyên cơ riêng, cặp kè cùng một dàn chân dài nóng bỏng và thường xuyên ra vào những bar, club sang trọng.
Những món đồ chơi "giản dị" nhất của anh chàng tối thiểu cũng phải là điện thoại đính kim cương, các sản phẩm của nhãn hàng hiệu siêu cao cấp từ những thương hiệu lớn như Dior, Gucci và Burberry...
Các hành động phô trương sự giàu có của giới nhà giàu Trung Quốc từ lâu đã vượt qua phạm vi đất nước và xuất hiện ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tỷ phú Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra những khoản chi khổng lồ để đưa con em mình sang nước ngoài. Trong đó, Hoa Kỳ chính là lựa chọn hàng đầu của họ.
Theo quan sát của báo giới Hoa Kỳ, việc đầu tiên sau khi đến Mỹ của hầu hết các “cậu ấm cô chiêu” Trung Quốc chính là mua nhà và tậu xe.
Tất nhiên, những căn nhà họ mua đều là những căn biệt thự có giá triệu đô, còn những chiếc xe hơi đều có giá không dưới 100.000 USD.
Họ còn biến Hoa Kỳ thành “thiên đường mua sắm” khi liên tục mua những món hàng hiệu vô cùng đắt đỏ.
Anh chàng 22 tuổi này thuộc “thế hệ nhà giàu thứ 2” và đang ghi danh tại một trường đại học của Los Angeles. Ở thành phố được mệnh danh là “kinh đô ánh sáng” của Hoa Kỳ này, chàng trai trẻ thậm chí còn sở hữu cả một “lâu đài” mà phải mất 3 phút lái xe mới đi hết…sân trước
Gara ô tô trong nhà của chàng trai giàu có này chứa đầy các siêu xe, trong đó có một chiếc Porsche là quà tặng sinh nhật dành cho bạn gái. Chàng trai cũng cho biết bạn gái của anh thường ở lại qua đêm tại nhà mình.
Một du học sinh thuộc thế hệ “phú nhị đại” đang học tại ĐH Nam California cho biết, một lần đi mua sắm và ăn chơi ở Beverly Hill có thể tiêu tới 50.000 đến 60.000 USD.
Cô gái trẻ cho biết còn thường xuyên bay tới Los Angeles để tới các CASINO “trải nghiệm”. Với quan niệm “chơi nhỏ sẽ xui xẻo”, cô đã “đốt” tới 300.000USD chỉ trong hai ngày để đánh bạc.
Theo quan sát của báo giới Hoa Kỳ, việc đầu tiên sau khi đến Mỹ của hầu hết các “cậu ấm cô chiêu” Trung Quốc chính là mua nhà và tậu xe.
Bởi vì độ “chịu chơi” của mình ở trời Tây, Dorothy Wang – cô tiểu thư giàu có mang trong mình hai dòng máu Trung – Mỹ - từ lâu đã được truyền thông châu Âu và Mỹ nhắc tới như một ngôi sao thời trang giàu có.
Cô nàng giàu có này sở hữu một cuộc sống vạn người mơ ước với những chuyến đi chơi xa xỉ, những bữa ăn đắt giá tại các nhà hàng sang trọng bậc nhất, thậm chí cô còn sở hữu chiếc máy bay tư nhân sang trọng.
Cô nàng tự công nhận hiện tại mình đang sống “cuộc sống thất nghiệp hạnh phúc” và đang chuẩn bị để kế thừa gia tài bạc tỷ từ gia đình.
Dorothy Wang hiện đang sống tại Beverly Hills – nơi được mệnh danh là “khu dân cư giàu có bậc nhất thế giới”.
Gia đình của Dorothy có thị trường kinh doanh và một loạt các hệ thống bán lẻ ở Đài Loan, Hoa Kỳ và Trung Quốc đại lục với số tài sản lên tới hàng tỷ đô la.
Là người kế thừa của một tập đoàn lớn, Dorothy rất biết chăm chút cho hình ảnh của mình. Gu thời trang của cô được nhiều tạp chí thời trang nổi tiếng đánh giá cao. Cô cũng là khách mời đặc biệt của nhiều sự kiện thời trang lớn.
Không chỉ vậy, đẳng cấp của cô nàng còn được khẳng định khi cô có mối quan hệ thân thiết với nhiều người nổi tiếng. Đặc biệt, cô là một trong số những nhân vật được mời tham gia vào show truyền hình thực tế của Mỹ về cuộc sống của những người giàu có.
Đối với những lời chỉ trích của một số người về cuộc sống xa hoa của mình, Dorothy thản nhiên nói: “Vâng. Cha mẹ tôi giàu có. Và tôi có thể đi du lịch tới bất cứ nơi nào mình thích, mua bất cứ thứ gì mình muốn.
Ngay từ khi còn nhỏ, khi đi mua sắm với mẹ, tôi có thể mua rất nhiều đồ hiệu Channel, Hermes... và tôi yêu thích chúng.
Vậy nhưng cha mẹ tôi biết con gái của họ là một cô gái tốt, mặc dù thích phô trương vẻ bề ngoài, nhưng là một người có thể làm những điều có ích cho xã hội."
|
Với câu châm ngôn sống “có tiền là có tất cả”, Vương thiếu gia đã từng chi tới 1,5 triệu USD để mời nhóm nhạc AKB48 từ Nhật Bản sang Trung Quốc chỉ đề mặc bộ đồng phục mà anh ta thiết kế và chụp ảnh cùng đại thiếu gia này. |
Con nhà đại gia Trung Quốc trên đất Mỹ: Giàu có và tai tiếng
Theo một cuộc điều tra mới đây được thực hiện tại Trung Quốc, phần lớn những người giàu có tài sản ròng trên 10 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,6 triệu USD) ở quốc gia này đều đang hoặc có ý định gửi con cái của họ đi học tại các trường trung học hoặc đại học ở nước ngoài.
Đối với họ, một nền giáo dục tốt như tại các quốc gia phát triển là điều họ không thể tìm thấy trong đại lục.
Cụ thể hơn, cuộc khảo sát được tổ chức bởi tạp chí Huron, chuyên theo dõi thói quen chi tiêu của người dân Trung Quốc, cho thấy rằng 80% người giàu Trung Quốc có kế hoạch cho con đi du học ở nước ngoài. Trong khi đó, theo Tân Hoa Xã đưa tin, tỉ lệ này ở Đức nhỏ hơn 10% và ở Nhật nhỏ hơn 1%.
Đối với bậc phổ thông trung học, Anh quốc là lựa chọn hàng đầu của các học sinh Trung Quốc. Đối với chương trình đại học và sau đại học, Mỹ là điểm đến thu hút nhất. Các nền giáo dục được ưa thích khác bao gồm Australia, Canada, New Zealand, cũng như Singapore, Thụy Sĩ, Pháp, và Đức.
Dù vậy, trong khi đa phần các du học sinh có nguồn gốc từ các gia đình giàu có của Trung Quốc đều là những người được đánh giá là lịch sự, hòa đồng ở nước ngoài, với tham vọng để trở thành kỹ sư hay các chuyên gia nghiên cứu môi trường hoặc đảm nhiệm những vai trò khác để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước sau khi trở về, một bộ phận nhỏ các sinh viên lại làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người Trung Quốc.
Thứ năm tuần trước, Yichun Xu, một cựu du học sinh 21 tuổi ở trường trung học South Puget Sound Community tại bang Washington đã bị trục xuất trở lại Trung Quốc sau khi cậu này đã nhận tội đâm xe gây chết người và bị cáo buộc ba tội danh khác liên quan tới việc gây tổn hại cho người khác. Năm 2012, Xu mua một chiếc Mercedes-Benz C300 bằng tiền mặt và lái xe với tốc độ 112 km một giờ xuống khu phố phố dân cư ở Des Moines, Iowa. Chiếc xe của cậu ta đã đâm vào một chiếc xe khác, giết chết người lái và làm bị thương 3 hành khách.
Theo “Báo cáo đặc biệt về du học nước ngoài năm 2014”, tỉ lệ nhà giàu Trung Quốc muốn cho con đi du học vượt xa một số nước phát triển, như Nhật Bản (chưa đến 1%), Pháp (dưới 5%) và Đức (chưa đến 20%). Thêm vào đó, thời gian ở nước ngoài bình quân của một du học sinh Trung Quốc tăng lên 8 năm, nhiều hơn 6 năm so với 1 thập kỷ trước. Độ tuổi du học của giới trẻ Trung Quốc thường bị tác động bởi gia thế. Cụ thể, con triệu phú “xuất ngoại” ở tuổi 18 trong khi con tỉ phú bắt đầu từ tuổi 16.
Một số chuyên gia lo ngại xu hướng trên sẽ khiến Trung Quốc mất mát tài năng. Bà Phương Anh, làm việc tại Viện Quan hệ quốc tế hiện đại về kinh tế thế giới của Trung Quốc, nói với trang tin china.org.cn: “Tôi không nghĩ việc một gia đình giàu có cho con ra nước ngoài là ý tưởng tồi. Họ thường trở về đảm nhận việc kinh doanh gia đình ngay khi học xong. Tuy nhiên, đi du học ở độ tuổi còn quá trẻ lại không hẳn tốt bởi các em thường gắn kết với môi trường sống mới và không chịu quay về nước”.
Bên cạnh việc thích khoe khoang về sự giàu có của mình, pháp luật dường như cũng chẳng có nghĩa lý gì trong mắt một số “câu ấm, cô chiêu” của giới nhà giàu Trung Quốc.
Cách đây không lâu, vụ việc một thiếu gia Trung Quốc lái xe quá tốc độ gây nên tai nạn chết người trên đất Hoa Kỳ đã khiến dư luận nước này phẫn nộ một thời gian dài.
Cậu ấm 19 tuổi này tên là Từ Nghĩa Thuần - một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ. Vụ tai nạn xảy ra tại Seattle, King County, Washington, khi cậu sinh viên này lái xe quá tốc độ gây va chạm, dẫn tới một người chết và bốn người bị thương.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, vụ tai nạn còn gây tiếng vang khi mẹ của Từ Nghĩa Thuần sẵn sàng bỏ ra số tiền 2 triệu USD để bảo lãnh cho con trai của mình.
Cuối cùng, cậu ấm này lại được phóng thích dù đã gây ra tai nạn nghiêm trọng.
Theo một số nguồn tin, trước khi sang Mỹ, Từ Nghĩa Thuần có một cuộc sống rất sa đọa và nổi loạn tại quê nhà với những hành động như hành hung giáo viên, thay người yêu như thay áo…
Một chi tiết khác khiến dư luận bất bình về vụ việc của Từ Nghĩa Thuần, theo lời cảnh sát kể lại, ngay sau khi tai nạn xảy ra, cảnh sát yêu cầu anh chàng này xuất trình giấy tờ xe.
Tuy nhiên cậu ta chỉ thản nhiên đưa ra một bằng lái xe Trung Quốc (tất nhiên là không hợp lệ) mà không có bất kỳ thái độ hợp tác nào. Khi cảnh sát tiến hành bắt giữ, Từ Nghĩa Thuần chửi thề và có hành vi chống đối người thi hành công vụ.
Báo giới Trung Quốc cũng đã tốn không ít giấy mực cho vụ tai tiếng của cậu thiếu gia này. Một tờ báo trong nước đã bình luận về vụ việc này như sau: “Từ sự việc trên có thể rút ra vài điểm. Thứ nhất, đưa con em sang nước ngoài đang trở thành “mốt” của giới nhà giàu.
Thứ hai, “thế hệ giàu có đời thứ hai” đang ngày càng hư hỏng với thú chơi siêu xe đắt tiền. Thứ ba, vụ việc này giống với vụ “bố tao là Lý Cương”. Thứ tư, vụ án trên thực sự đã tiêu tốn rất nhiều tiền.”
Miền Nam California với khí hậu dễ chịu cùng nền giáo dục tuyệt vời đã trở thành nơi tập trung đông nhất của thế hệ “phú nhị đại” Trung Quốc trên đất Mỹ. Vậy nhưng những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc lại dẫn đầu về số lượng tai tiếng khiến dư luận chú ý.
Xiao là người gốc Trùng Khánh đang theo học ở Nam California. Năm đầu tiên đi du học, cậu sinh viên này có một chiếc siêu xe thể thao Porsche Carrera 911 với giá xấp xỉ 100.000 NDT.
Vào kỳ nghỉ hè, Xiao cùng một vài người bạn cũng là “phú nhị đại” lái xe từ hộp đêm về nhà sau cuộc vui chơi. Họ bất ngờ bị cảnh sát kiểm tra.
Cảnh sát đã phát hiện các vị thiếu gia này đều đã uống không ít rượu nên đã áp giải họ về đồn.
Khi bị còng tay, một người bạn cùng lớp Xiao đã hét lên: “Bố tao là…” Vụ việc cũng gây xôn xao suốt một thời gian dài.
Lý Tranh (tên nhân vật đã được thay đổi) cũng là một cậu ấm thuộc “thế hệ nhà giàu thứ hai” ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Cha cậu là một quan chức chính phủ cao cấp, còn mẹ là giám đốc điều hành kinh doanh của một tập đoàn có tài sản lên tới hàng trăm triệu USD.
Bên cạnh việc đầu tư cho con trai vào một trường tư ở miền Nam California với giá gần 30.000 – 40.000 đô một năm học phí, gia đình này sẵn sàng chi hàng triệu USD để mua một căn biệt thự gần trường học cho cậu.
Tuy nhiên vào đầu năm 2010, Lý Tranh đã cố ý lái xe trong lúc say rượu và bị phạt 20 ngày lao động công ích.
Vậy nhưng khi thi hành án, cậu ấm này lại thản nhiên nói rằng: “Hình phạt này chẳng có nghĩa lý gì cả, cha tôi nói tôi không cần phải lao động gì hết.”
Và chính vì hành vi kháng án trên, cuối cùng từ 20 ngày lao động công ích, cậu ấm này phải lãnh án 15 ngày tù.
Mặc dù hình phạt chỉ là vài chục ngày tạm giam, nhưng mẹ và bà của Lý Tranh đã nhanh chóng bay từ Trung Quốc sang để bảo lãnh cho cậu. “Miễn là có thể bảo lãnh cho cháu, tốn bao nhiêu không là vấn đề".
Bà của Lý Tranh còn đau khổ nói rằng: “Ở Trung Quốc, tội danh của cháu chắc chắn không đến mức đi tù.”
Cuộc sống thường ngày của Lý Tranh cũng rất xa hoa. Cậu ấm này thích siêu xe, và đã đổi bốn hãng xe liên tiếp BMW, Mercedes – Benz, Land Rover, Porsche trong vòng năm năm. “Giá cả không phải là vấn đề” đối với cậu thiếu gia này
Trên thực tế, những người đứng sau thế hệ “phú nhị đại” không biết rằng các hành vi hư hỏng của họ chỉ làm tăng thêm những mâu thuẫn xã hội và sự bất bình từ phía dư luận. Nhưng quan trọng hơn là, giới nhà giàu Trung Quốc liệu đã bao giờ tự hỏi giá trị thực sự của sự giàu có là gì?