Mỹ - Hàn tập trận, Triều Tiên nổi giận
"Những động thái của giới chức quân sự Mỹ và Hàn Quốc là một sự vi phạm đối với tuyên bố chung Triều Tiên-Mỹ (ở Singapore) và cam kết chung Triều Tiên-Hàn Quốc về việc chấm dứt thù địch và không khí căng thẳng" – hãng thông tấn KCNA (Triều Tiên) khẳng định nhưng không mô tả chi tiết "vi phạm" mà họ đang nhắc đến.
Trước đó, vào ngày 2-3, Washington và Seoul nhất trí thay thế các cuộc tập trận chung thường niên Giải Pháp Then Chốt (Key Resolve) và Đại Bàng Non (Foal Eagle) bằng cuộc tập trận chung có quy mô nhỏ hơn, được đặt tên là Đồng Minh (Dong Maeng). Cuộc tập trận mới Đồng Minh bắt đầu từ ngày 4-3.
Hiện có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc và các cuộc tập trận thường niên của họ với hàng chục ngàn binh sĩ Hàn Quốc thường bị Bình Nhưỡng chỉ trích là các động thái diễn tập chuẩn bị chiến tranh xâm lược.
Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 diễn ra ở Singapore hồi tháng 6-2018, Tổng thống Donald Trump khẳng định Washington sẽ ngưng các cuộc tập trận chung "rất khiêu khích" với Hàn Quốc.
Trump sẵn sàng đàm phán tiếp với Kim Jong-un
Tờ Sputnik đưa tin cho hay mới đây, cố vấn của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia John Bolton cho biết trong cuộc phỏng vấn với Fox News rằng người đứng đầu Nhà Trắng sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân hóa.
Theo đó, cố vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Bolton cho hay "Tổng thống Mỹ rõ ràng đã sẵn sàng để nói chuyện một lần nữa. Chúng tôi sẽ xem làm thế nào điều này có thể được đưa vào lịch trình và điều gì đó có thể đạt được từ việc này".
Trước đó, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra vào ngày 27-28/2 tại Hà Nội đã đưa ra thảo luận các vấn đề liên quan đến phi hạt nhân hóa.
Nhiều chuyên gia dự kiến sẽ đạt được tuyên bố chung về chấm dứt chính thức Chiến tranh Triều Tiên nhưng cuộc đàm phán đã kết thúc mà không có bất cứ cam kết chung nào được đưa ra.
Venezuela trả đũa phương Tây
Chính quyền Caracas đưa ra quyết định trên sau khi nhà ngoại giao Đức ra sân bay đón lãnh đạo đối lập Juan Guaido về nước hồi đầu tuần.
Ngay sau đó, ông Guaido, người tự xưng là tổng thống lâm thời, kêu gọi châu Âu siết chặt cấm vận tài chính đối với chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro vì cho rằng “hành động trên nhằm đe dọa chính quyền Berlin”, theo Der Spiegel. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đánh giá việc trục xuất ông Kriener chỉ làm “trầm trọng thêm tình hình”.
Cùng ngày, Mỹ tiếp tục các biện pháp gây sức ép, bao gồm quyết định thu hồi thị thực của 77 người có liên hệ với chính quyền Tổng thống Maduro. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho hay Washington cũng gửi thông báo cho tất cả các viện tài chính nước ngoài về nguy cơ đối mặt với lệnh cấm vận của Mỹ nếu thực hiện các giao dịch cho Tổng thống Maduro cùng thành viên chính quyền Caracas.
Ấn Độ ký hợp đồng 3,3 tỷ USD thuê tàu ngầm hạt nhân Nga
Sputnik dẫn nguồn tin quốc phòng cho biết thương vụ dường như được 2 bên ký kết hôm qua 7/3. Nếu là sự thật, đây là thỏa thuận lớn nhất 2 nước đã thông qua từ tháng 10/2018, khi Ấn Độ đồng ý chi 5,43 tỷ USD mua 5 tổ hợp phòng không S-400 của Nga.
Các nguồn tin xác nhận rằng Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận liên chính phủ (IGA) và tàu ngầm lớp Akula dường như sẽ được chuyển cho hải quân Ấn Độ vào năm 2025. Hiện thời, Nga vẫn đang cải tiến một số tàu tại xưởng đóng tàu Zvezdochka, Severodvinsk. Nếu cho Ấn Độ thuê, các tàu này cần được chỉnh sửa để phù hợp với các cảm biến, phòng điều hành điện tử, thiết bị thông tin liên lạc của New Delhi trước khi bàn giao.
Tàu ngầm mới sẽ có tên gọi Chakra-3 và sẽ thay thế Chakra-2, tàu dự kiến sẽ hết hạn thuê vào năm 2022. Tuy nhiên, Chakra-2 dường như sẽ được kéo dài thêm 5 năm thời gian thuê của Nga trong lúc Ấn Độ chờ tàu Chakra-3.
Hiện thời, hải quân Ấn Độ sở hữu 13 tàu ngầm thường với 1 tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant do New Delhi tự chế tạo và 1 tàu ngầm lớp Akula thuê từ Nga.
Cựu luật sư Michael Cohen kiện Trump Organization
Theo đơn kiện được nộp lên tòa án tối cao New York ở Manhattan hôm 7/3, Michael Cohen, cựu luật sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói rằng Trump Organization không hoàn trả chi phí pháp lý và phí luật sư cho ông sau khi Cohen bắt đầu hợp tác với các nhà điều tra liên bang từ tháng 5/2018, Reuters đưa tin.
Những việc mà Cohen khẳng định chưa được trả phí trong đơn kiện bao gồm các buổi điều trần trước quốc hội, việc trả lời trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, những khoản bồi hoàn cho sao phim khiêu dâm Stormy Daniels và cựu người mẫu Karen McDougal, những người cáo buộc có quan hệ với Trump, để đổi lấy sự im lặng của họ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Cohen khẳng định Trump Organization nợ ông ít nhất 3,8 triệu USD và việc không trả tiền đã vi phạm thỏa thuận bồi hoàn được ký tháng 7/2017 giữa hai bên.
Trump Organization, đóng vai trò điều khiển hoạt động các công ty của Trump và cũng là nguồn tài sản lớn nhất cho Tổng thống Mỹ, chưa đưa ra bình luận. Một luật sư của Trump Organization cho biết tổ chức này và Cohen không có thỏa thuận bằng văn bản nào liên quan đến chi phí pháp lý của ông.
Cohen, 52 tuổi, bị một thẩm phán liên bang ở Manhattan kết án ba năm tù vào tháng 12/2018 vì các tội danh lừa đảo, trốn thuế, liên quan các khoản đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử và nói dối trước quốc hội.