Kiến thức phổ biến nói rằng cha mẹ nên ngăn cản con cái nói dối. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cho rằng một chút lừa dối không phải lúc nào cũng là điều tồi tệ.
Các nhà khoa học phát hiện nói dối là dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong quá trình trẻ lớn lên và báo hiệu mức độ thông minh, sự đồng cảm cao hơn. Theo một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Developmental Science, những đứa trẻ hiểu được rằng niềm tin có thể là sự chủ quan có xu hướng nói dối nhiều hơn những đứa trẻ có cách tiếp cận khách quan với thực tế.
Trong một nghiên cứu đang diễn ra, các nhà khoa học đã tập hợp một nhóm trẻ mẫu giáo mỗi ngày một lần trong vòng 10 ngày liên tiếp. Mỗi phiên họ sẽ cho trẻ chơi một trò chơi. Chúng lừa người lớn về vị trí các món đồ giấu trong phòng để giành giải thưởng.
Một số trẻ nắm bắt nhanh chóng, liên tục lừa người lớn để thắng trò chơi và kiếm được nhiều đồ ăn nhất có thể. Đối với những trẻ không hiểu chiến lược, chúng sẽ không bao giờ tìm ra cách nói dối và thua trò chơi mỗi lần.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những đứa trẻ thắng trong trò chơi này có ý thức trực quan hơn về cách mà người khác nghĩ và nhận thức thế giới, cách mà niềm tin có thể bị thay đổi bởi những thông tin mới. Điều đó có có thể hình thành những Kỹ năng sống quan trọng sau này.
Hiểu về niềm tin của người khác giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn, phát triển quan hệ tốt hơn với bạn bè và tham gia vào trò chơi nói dối một cách hợp tác hơn, phức tạp hơn. Trẻ có những kỹ năng này khi lớn lên có thể trở thành một giáo viên và người giao tiếp hiệu quả.
Cho đến nay, những nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn nhỏ và cần quan sát. Vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định cách thức và lý do tại sao mối quan hệ giữa nói dối và trí thông minh lại tồn tại.