Trong vài ngày đầu sau khi phà Sewol biến mất dưới biển Hoàng Hải, các thợ lặn đã đưa những thi thể nạn nhân từ xác con phà về với gia đình họ.
Và trong suốt những ngày tháng sau đó, bà Park Eun-mi đã chờ đợi để được gặp lại đứa con gái 16 tuổi của mình, Huh Da-yun.
Cách đây vài tháng, các thợ lặn đã ngừng tìm kiếm do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Con phà của Hàn Quốc vẫn còn nằm dưới đáy đại dương.
Phà Sewol chìm vào ngày 16/4 khiến 304 người thiệt mạng. Hầu hết các nạn nhân là học sinh trung học đang trên đường tới đảo Jeju, ngoài khơi phía nam Hàn Quốc.
“Chúng tôi tiếp tục chờ đợi với niềm tin rằng sẽ tìm thấy con gái mình. Tôi đã từng nghĩ người cuối cùng biết đâu sẽ là Da-yun?”, bà Park nói.
Một năm sau đó, cuộc sống của bà Park vẫn chìm trong bế tắc. 9 thi thể đã được tìm thấy.
“Chúng tôi, gia đình của những nạn nhân mất tích vẫn sống trong ngày đó, 16/4/2014”, bà Park nói trong tình trạng sức khỏe vô cùng xấu và từ chối điều trị. “Tôi không thể nghĩ về điều gì trừ khi tìm thấy con gái mình và những người mất tích khác”.
Trường hợp của bà Park là điều đáng lo ngại – đó là biểu tượng cho những gì vẫn chưa được giải quyết sau 1 năm thảm họa chìm phà xảy ra. Hàng chục người liên quan đến vụ chìm phà đã bị bỏ tù. Nhưng các gia đình nói rằng vấn đề cơ bản dẫn tới vụ chìm phà Sewol vẫn chưa được giải quyết.
Vụ chìm phà xảy ra như thế nào?
304 người thiệt mạng sau thảm họa chìm phà Sewol
Ngày 16/4, chiếc phà Sewol chở hàng trăm học sinh trung học bắt đầu bị chìm sau một cú rẽ đột ngột.
Các thành viên thủy thủ đoàn đã nhiều lần nói với hành khách rằng ở yên tại chỗ, lực lượng cứu hộ sắp tới. Nhiều người đã nghe theo lời chỉ dẫn này và ở yên tại chỗ. Khi phà bị nghiêng sang một bên, nước tràn vào, các đồ đạc trên phà bắt đầu lật đổ khiến mọi người bị thương và chặn các lối ra.
Sự giận dữ còn tăng lên khi thủy thủ đoàn không sơ tán được hành khách. Đúng lúc ấy còn xuất hiện video ghi lại hình ảnh thuyền trưởng mặc quần lót nhảy vào vòng tay của lực lượng Cảnh sát biển Hàn Quốc trong khi hàng trăm người vẫn còn mắc kẹt trong phà.
Các thợ lặn đã vào trong xác con phà, đưa ra những thi thể, từng người, từng người một. Những đứa trẻ được đưa trở lại đất liền trong những chiếc túi bọc màu đen. Chúng gặp lại người thân trong tiếng gào khóc thảm thiết.
Trục vớt phà Sewol
Mặc dù cuộc tranh luận về việc có trục vớt con phà lên hay không đã bắt đầu nhưng ngay lập tức việc này bị ngưng trệ trước các câu hỏi về những khả năng trục trặc kỹ thuật và chi phí bồi thường. Quyết định cuối cùng về việc trục vớt phà vẫn chưa được chính phủ Hàn Quốc thực hiện.
Tuần trước, chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ một nghiên cứu về việc trục vớt con phà trong đó xác định việc dùng một cần cẩu và một con tàu nổi là biện pháp an toàn nhất để tìm kiếm người mất tích. Phà Sewol đã trên 20 năm tuổi và có thể các bộ phận của nó đã bị rạn nứt trong quá trình sử dụng, Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc nhận định.
Cơ quan này dự đoán cần sử dụng đến một hoạt động kỹ thuật phức tạp để nâng con phà nặng khoảng 10.200 tấn lên khỏi nước. Quá trình này có thể mất 1 năm rưỡi và ngốn từ 91-182 tỷ USD.
Gia đình các nạn nhân đã yêu cầu trục vớt con phà để điều tra kỹ lưỡng vụ tai nạn. Mẹ của nữ sinh Da-yun muốn Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phải chịu trách nhiệm.
“Tổng thống từng tuyên bố rằng họ sẽ trục vớt con tàu và tìm kiếm các nạn nhân. Tôi nghĩ Tổng thống phải giữ lời hứa của bà ấy”, bà Park Eun-mi nói.
Bà cùng chồng đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài dinh tổng thống tại Seoul, yêu cầu chính phủ tăng cường nỗ lực để tìm kiếm con gái họ.
1 năm đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn không nguôi ngoai trong gia đình các nạn nhân của vụ chìm phà
Rất nhiều gia đình nạn nhân đã chỉ trích phản ứng của chính phủ khi thảm kịch bắt đầu. Truyền thông về các nỗ lực cứu nạn đã trở thành mớ bong bong kể từ khi bắt đầu, mở đường cho những tin đồn và sự lường gạt. Những chỉ trích xoay quanh hiệu quả của lực lượng Cảnh sát biển Hàn Quốc trong việc thực hiện các hoạt động cứu hộ.
Thuyền trưởng của tàu cảnh sát biển đầu tiên được gửi tới hiện trường vụ tai nạn đã bị kết tội sơ suất và báo cáo sai.
Các nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân cũng gây ra những thiệt hại chết người với tổng số nạn nhân là 6 người – gồm 1 thợ lặn thiệt mạng trong tháng 5, 1 trong tháng 6 và 5 người thiệt mạng sau khi trực thăng đưa các nhân vieencaaps cứu tham gia vào hoạt động này bị rơi.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã cam kết đưa ra những cải cách lớn, xóa bỏ lực lượng cảnh sát biển và tuyên bố sẽ điều tra về những sai phạm. Các Chính sách và sự bất đồng giữa gia đình nạn nhân cùng chính phủ đã cản trở cuộc điều tra.
Đầu tháng này, hàng chục gia đình đã biểu tình từ Ansan (vùng ngoại ô nơi hầu hết các học sinh đã sống) tới Seoul. Một số gia đình đã cạo chọc đầu để yêu cầu hành động mang tính chính trị.
Đầu tháng này, một số hàng chục của các thành viên gia đình tuần hành đến Seoul từ Ansan, vùng ngoại ô, nơi hầu hết các sinh viên đã sống. Một số gia đình cạo đầu để yêu cầu hành động chính trị.
Sau thảm kịch, Hàn Quốc đã thông qua một số đạo luật để kiểm tra trọng lượng hàng hóa và tăng cường giám sát ngành công nghiệp vận chuyển.
Phà Sewol đã chở quá tải gấp đôi so với công suất. Hàng hóa không được chằng buộc đúng cách khiến con phà bị mất thăng bằng. Một phi hành đoàn thiếu kinh nghiêm, con phà bị thiết kế lại dùng để chở khách cũng là nguyên nhân gây ra tai họa.
Sau thảm họa, thuyền trưởng cùng các thuyền viên, các đối tác kinh doanh ngay lập tức bị bắt giam.
Thuyền trưởng Lee Joon-seok bị kết án 36 năm tù về tội bỏ rơi hành khách gây chết người và vi phạm luật biển.
Vào tháng 7, thi thể của tỷ phú Yoo Byung-eun, chủ sở hữu con phà được phát hiện trong tình trạng thối rữa trong một vườn mận.
Nhưng nhiều gia đình cho rằng nguyên nhân sâu xa của thảm họa vẫn chưa được làm rõ. Họ vẫn yêu cầu một cuộc điều tra độc lập khi con phà được trục vớt.
Bảo Linh (tin tức CNN)