Kiệt tác kinh điển Tây Du Ký đã được chuyển thể thành nhiều tác phẩm truyền hình và điện ảnh. Đặc biệt, màn thể hiện nhân vật Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng trong bản Tây Du Ký 1986 đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem, trở thành tượng đài trong lòng khán giả.
Hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không rất đẹp, được mọi người yêu thích. Đặc biệt, dưới màn thể hiện của Lục Tiểu Linh Đồng, nhân vật này đã ăn sâu vào lòng người xem. Trong chuyện, Tôn Ngộ Không từng là một chú khỉ nhỏ vô tư, nhưng khi chứng kiến sự ra đi của đồng loại thì đã nghĩ đến cách để trường sinh bất tử.
Tôn Ngộ Không tầm sư học đạo, học được 72 phép thần thông và có được cây gậy Như Ý mong muốn, bắt đầu cuộc sống tự tại và hạnh phúc của mình. Có thể nói, Tôn Ngộ Không không sợ bất cứ ai, kể cả Ngọc Hoàng và Phật Tổ Như Lai. Anh đại náo thiên cung, tiêu trừ danh sách khỉ ở địa ngục, trở thành nhân vật vô pháp vô thiên thời điểm đó.
Tuy nhiên, điều mà Tôn Ngộ Không không thể ngờ là mình bị Phật Tổ Như Lai giam xuống chân núi Ngũ Hành Sơn, bắt đầu hành trình sang Tây Thiên thỉnh kinh. Nhân vật Tôn Ngộ Không đã trải qua những thay đổi lớn trong suốt quá trình, từ một con khỉ dũng cảm, ngây thơ và bướng bỉnh trở nên nhạy cảm.
Trên thực tế, rất nhiều người thích Tôn Ngộ Không khi mới ra mắt, tuy nghịch ngợm nhưng rất vui vẻ. Đối với hắn mà nói, cuộc sống hạnh phúc thực sự chính là lúc ở Thủy Liêm Động. Ngay cả khi tầm sư học đạo, Tôn Ngộ Không vẫn rất yêu đời, vui vẻ. Người thầy đầu tiên của Tôn Ngộ Không không phải Đường Tăng hay Quán Thế Âm Bồ Tát mà là Bồ Đề Tổ Sư.
Bồ Đề Tổ Sư là nhân vật bí ẩn nhất trong toàn bộ tác phẩm. Ông đã dạy Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa và cách nhào lộn. Trong suy nghĩ của mọi người, ông không phải là người có sức mạnh siêu nhiên khủng khiếp. Tuy nhiên, sau khi truyền dạy phép thuật cho Tôn Ngộ Không xong, Bồ Đề Tổ Sư dường như đã biến mất và không bao giờ xuất hiện nữa.
Vì vậy, có một câu hỏi lạ được đặt ra: Tôn Ngộ Không là đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư, được ông dạy phép thuật, tại sao ông không đến cứu khi con khỉ bị giam dưới núi Ngũ Hành Sơn?
Trên thực tế, sau khi Tôn Ngộ Không xuống núi, Bồ Đề Tổ Sư đã dứt khoát cắt đứt quan hệ thầy trò với hắn. Ông biết Tôn Ngộ Không tương lai nhất định có giông bão chứ không bình yên như những người khác.
Sau khi Tôn Ngộ Không từ biệt Bồ Đề Tổ Sư thì hai người đã không còn liên quan gì đến nhau. Tương lai Ngộ Không ra sao cũng không có quan hệ gì với thầy cũ. Vậy thì chẳng có lý do gì để ông ấy đến cứu Ngộ Không.
Nhưng Bồ Đề Tổ Sư có thực sự vô tâm như vậy? Trong quá trình Tôn Ngộ Không tầm sư học đạo, Bồ Đề Tổ Sư rất quan tâm đến cậu học trò này. Ngộ Không tuy xấu xí nhưng lại thông minh, đáng yêu, sư phụ sao lại không thích hắn.
Dù có nhiều đệ tử nhưng Bồ Đề Tổ Sư chỉ ra ám hiệu để Tôn Ngộ Không đến gặp riêng ông. Sau đó, ông đã truyền dạy tuyệt kỹ của mình cho người đệ tử này. Từ đó có thể thấy Bồ Đề Tổ Sư rất thích Tôn Ngộ Không và dạy dỗ hắn một cách chân thành.
Khi bị Như Lai giam dưới chân Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không chẳng thể trốn thoát vì thần chú 6 chữ dán lên trên. Trong 500 năm bị giam cầm, con khỉ đá này không hề cô đơn hay bị bỏ đói. Xung quanh hắn có nhiều hàng xóm như thần núi, thổ địa... khi nào buồn chán vẫn cùng nhau trò chuyện.
Đồng thời, Tôn Ngộ Không đủ năng lực để tự bảo vệ mình, đối phó với người khác. Ngay cả sau này khi Ngộ Không đã thành Phật, Phật Tổ Như Lai đã đánh giá rất tốt về anh. Như Lai nói rằng Ngộ Không có thể đại náo Thiên Cung thì nhất định có năng lực. Việc Phật Tổ áp chế hắn dưới chân Ngũ Hành Sơn cũng không dễ dàng.
Có thể thấy Phật Như Lai rất tin tưởng vào năng lực của Tôn Ngộ Không. Hắn có thể tự mình giải quyết rất nhiều chuyện, vậy thì tại sao Bồ Đề Tổ Sư phải lộ diện để cứu người học trò này. Khi truyền dạy phép thuật cho Tôn Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư đã dạy những kỹ năng cao nhất, không giấu nghề. Nếu Tôn Ngộ Không tự xử lý được thì ông không cần ra tay.
Đồng thời, Bồ Đề Tổ Sư cũng biết việc Như Lai và Bồ Tát chiêu mộ Ngộ Không tháp tùng Đường Tăng đi thỉnh kinh. Ông ấy không có lý do gì để chen ngang kế hoạch này.