Bây giờ chúng ta biết: Donald J. Trump đã thua lỗ chồng chất trong đầu những năm 1990, và ông đã không phải nộp thuế thu nhập liên bang hay tiểu bang New York cho nửa tỷ USD lợi nhuận sau đó.
Khoản thua lỗ này dường như không tạo được ảnh hưởng nào đáng kể lên lối sống xa hoa của ông Trump trong những năm đó. Tại thời điểm đen tối nhất của cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân của mình vào đầu những năm 1990, những người "cho vay" đã cung cấp cho ông ta một "ngân sách" hàng tháng vào khoảng 450,000 đô la cho chi phí cá nhân (hoặc cũng có thể là nhiều hơn), đủ để duy trì lối sống của mình trong những ngôi nhà xa hoa, máy bay phản lực tư nhân, các câu lạc bộ và sân golf. Khi đó, ông đã sử dụng mã số thuế cá nhân của mình để tránh phải trả bất cứ khoản thuế thu nhập liên bang nào.
Trump đã lợi dụng nhiều kẽ hở thuế. Ảnh: NYT |
Thật khó để tưởng tượng một sự tương phản trần trụi với số lượng lớn những người Mỹ đã đấu tranh để cả người giàu lẫn người nghèo đều phải chịu thuế, hoặc một bản cáo trạng chỉ trích nhiều về cách mà những người giàu đã lợi dụng mã số thuế cá nhân như nào.
"Nếu trước đây là chưa thực sự rõ ràng, thì bây giờ đã thực sự rõ ràng rằng: Các chế tài thuế cá nhân nghiêng về phía những người giàu trong khuôn khổ điều lệ (đôi khi là cả các ngoại lệ), và trong cách nó được thực thi và quản lý", Steven M. Rosenthal, một chuyên gia về thuế bất động sản, và là thành viên cao cấp tại Trung tâm Chính sách thuế Urban-Brookings cho biết.
"Công chúng Mỹ," ông nói, "cần phải thức tỉnh và gửi một thông báo yêu cầu rằng các chế tài thuế cần phải được viết ra để có thể thu được tiền cũng như cách để thu được tiền, chứ không phải được viết ra để tạo lợi ích riêng cho các nhà phát triển bất động sản giàu có, những người quyền lực đặc biệt và những nhà vận động hành lang của họ."
Nếu mô hình thuế hiện tại có những lỗ hổng và ông Trump đã sử dụng chúng để né thuế cho các khoản lợi nhuận tiếp theo, có vẻ như đã rõ ràng lý do tại sao ông Trump không phát hành tờ khai thuế của mình: không phải vì ông đang bị kiểm toán, hoặc vì lợi nhuận quá phức tạp, mà là vì ông đã không đóng thuế.
Những tiết lộ mới nhất về hồ sơ thuế của Trump trên The New York Times đã tạo một sức hút đặc biệt và độc giả đang muốn được tiết lộ nhiều hơn, theo ông Michael Knoll, giáo sư luật và bất động sản tại Đại học Luật Pennsylvania.
"Nếu mất mát của ông ấy quá lớn là lí do để ông ấy không phải nộp thuế thu nhập liên bang trong vòng 15 đến 20 năm, đó là điều đáng ngạc nhiên. Điều thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là người rơi vào trường hợp đó lại tranh cử tổng thống."
Ngay cả khi ông Trump đã đúng khi ông khẳng định rằng ông chỉ tận dụng những gì luật pháp cho phép đi nữa thì một khoản lỗ lên tới 916 triệu đô la như vậy sẽ làm suy yếu một trong những chủ đề trung tâm trong chiến dịch của ông của ông, ở đó khắc họa ông là một doanh nhân sắc sảo và thành công.
Với khoản thua lỗ khổng lồ đó, Trump "rõ ràng là một doanh nhân thảm hại," ông Rosenthal cho biết.
Douglas Holtz-Eakin, một nhà kinh tế từng là giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội và bây giờ là chủ tịch của Diễn đàn hành động Mỹ, một người ủng hộ vận động tăng trưởng bảo thủ, đồng ý với ý kiến đó: "Hoặc là một sự kết hợp độc đáo của may mắn hoặc ông là một doanh nhân thảm hại hoặc cả hai. Tôi không hiểu làm thế nào bạn có thể mất một tỷ đô la mà vẫn tiếp tục trong kinh doanh ".
Tất cả điều này càng thôi thúc hơn những lời kêu gọi Trump công khai thông tin về thuế, bao gồm cả lợi nhuận hiện tại cũng như lợi nhuận trước đó và ông Trump sẽ giải thích như thế nào, bởi năm 1995, ông đã thua lỗ đến gần một tỷ đô la.
"Điều này hoàn toàn củng cố các trường hợp giả thiết" ông Rosenthal cho biết. "Một khoản thua lỗ lớn như vậy sẽ làm tăng các nghi vấn."
Hồ sơ thuế vừa bị rò rỉ của ông Trump có một tuyên bố kèm để giải thích về việc thua lỗ là do mở rộng kinh doanh. "Đó là một sự trêu ngươi" ông Holtz-Eakin nói. "Tôi rất muốn nhìn thấy những hồ sơ đó."
Ông Trump đương nhiên có thể phát hành hồ sơ thuế đầy đủ của mình bây giờ. Nó có thể sẽ trả lời nhiều câu hỏi hơn về nguồn gốc của các khoản lỗ. Nó cũng sẽ giúp giải thích cho câu hỏi rằng đây là những tổn thất kinh doanh hợp pháp hay đây là những "mánh lới kế toán và một sự lợi dụng kẽ hở của luật thuế ", như ông Rosenthal đã nói.
Có một số thủ thuật mà Trump có thể đã sử dụng để tạo ra một khoản mất mát lớn như vậy, các chuyên gia kế toán nói, một số trong số họ coi việc này là rất tích cực nhưng tính hợp pháp không rõ ràng.
Với tình trạng bi đát của các doanh nghiệp của ông Trump vào thời điểm đó, ông có thể đã liệt kê các tài sản của mình ít đi theo một học thuyết gọi là "bị bỏ rơi", một thủ thuật mạnh mẽ được sử dụng nhằm biến những người như Trump thành các nhà đầu tư sở hữu những tài sản vô giá trị hoặc gần như vô giá trị hoặc bị mất toàn bộ quyền sở hữu trong tài sản.
Ngoài ra còn có các câu hỏi về công nợ của ông Trump. Trump bảo đảm cá nhân cho 832 triệu đô tiền nợ liên quan đến sòng bạc của mình và các tài sản khác. Theo quy định thuế hiện hành cho các nhà phát triển bất động sản, ông có thể báo mất toàn bộ số tiền đó như một khoản thua lỗ cá nhân ngay cả khi ông không đầu tư một xu nào từ tiền túi của mình.
Thông thường, khoản thua lỗ đó đó sẽ được "giải cứu" khi nợ đã được xóa bỏ hoặc các tài sản cơ bản được bán ra. Nếu các khoản nợ đã được xóa bỏ, ông Trump sẽ phải báo cáo đó như là một khoản thu nhập. Nhưng có những trường hợp ngoại lệ khác nhau. Nếu ông Trump đã vỡ nợ vào thời điểm đó - nếu số nợ vượt quá tài sản của ông - ông có thể đã tránh được việc phải báo cáo việc xóa nợ như là một khoản thu nhập. Tất nhiên,trường hợp đó, nó tiếp tục làm suy yếu tuyên bố của ông rằng mình là một nhà kinh doanh sắc sảo.
Còn có các quy định khác có thể cho phép ông Trump khấu trừ các khoản vay mà không bao giờ phải báo cáo chúng như là một khoản thu nhập.
Nhà phát triển bất động sản cũng là những người duy nhất có thể nhận ra và công bố những khoản lỗ ngay khi chúng xảy ra, nhưng có thể trì hoãn việc công bố lợi nhuận, thường vô thời hạn, thông qua các chiến thuật như tái đầu tư. "Đó là khi Trump thắng, và chính phủ thua," ông Knoll nói.
Ngoài việc sử dụng đến khoản thua lỗ như trên, ông Trump, như đã gợi ý trước đó, có thể sử dụng đến các ưu đãi thuế dành cho các nhà phát triển bất động sản để có thể báo cáo lỗ thêm gần 16 triệu đô từ "bất động sản cho thuê, tiền bản quyền, quan hệ đối tác, quỹ tín thác, vv," trong khi đó là những hình thức ông Trump nắm giữ phần lớn quyền sở hữu.
Hồ sơ của ông Trump cho thấy rằng ông đã khai báo những khoản lỗ đó vào thu nhập bình thường của mình. Ông Trump chỉ báo cáo 3,4 triệu đô từ thu nhập doanh nghiệp, 7,4 triệu đô tiền lãi và 6 nghìn đô ít ỏi từ tiền lương và tiền thưởng, tất cả những số tiền đó được "che chở" khỏi thuế nhờ những thua lỗ của ông ấy.
Những người dân bình thường không thể làm được điều đó, trừ khi họ phù hợp với những tiêu chí gắt gao dành cho các nhà phát triển bất động sản hoạt động.
"Có lẽ các chế tài thuế ưu ái các nhà bất động sản hơn", ông Rosenthal cho biết. Kiểm tra lại những cải cách thuế thường được ca ngợi năm 1986, ông nhận thấy "tất cả những sửa đổi đó đều có lợi cho bất động sản."
"Đó là một biểu tượng của việc vận động cho lợi ích và ảnh hưởng của những nhà bất động sản", ông nói.
Ông Holtz-Eakin nói thêm: "Thật khó tin. Đó là như là biểu hiện kỳ quặc của tình yêu mà những người dân Mỹ dành cho những người sở hữu nhà của họ", ông châm biếm.
Theo như ông Trump đã nói, ông đặc biệt phù hợp để cải cách hệ thống. "Ông. Trump biết về những sự phức tạp của thuế nhiều hơn so với bất cứ ai đã từng tranh cử tổng thống và ông là người duy nhất biết làm thế nào để sửa chữa nó ", chiến dịch của ông cho biết trong một tuyên bố với NYT.
Hope Hicks, một phát ngôn viên của Trump, từ chối bình luận về những hồ sơ mới bị rò rỉ của Trump trên NYT.
Ông Trump đã không ngần ngại chỉ trích các giám đốc điều hành của các công ty và các nhà quản lý tài chính của Wall Street đã thường lợi dụng các sơ hở thuế, và ông đã đề xuất loại bỏ các ưu đãi về thu nhập đối với họ, có thể đó là một động thái nhằm làm lu mờ những hoạt động lợi dụng sơ hở về thuế lớn hơn của mình.
Tuy nhiên đề xuất thuế của ông sẽ không vá những lỗ hổng có lợi cho ông. Ngược lại, ông sẽ làm cho thuế trở lên thuận lợi hơn đối với các nhà phát triển bất động sản như mình. Ông sẽ giảm thuế suất đến 15% cho các công ty trách nhiệm hữu hạn và quan hệ đối tác, các thực thể mà trong đó ông Trump nắm giữ phần lớn cổ phần.
"Ông ấy đã không đề nghị bất cứ điều gì để giải quyết những sơ hở," ông Holtz-Eakin nói.
Ở mức độ rộng, đề xuất tránh đánh thuế của ông Trump sẽ làm suy yếu toàn bộ hệ thống thuế, vốn dựa trên nền tảng mọi người dân sẽ đóng góp công bằng.
"Toàn bộ hệ thống của chúng ta được vận hành dựa trên sự tuân thủ tự nguyện", ông Rosenthal cho biết. "Mọi người sẽ phản ứng thế nào khi họ nhìn thấy một tỷ phú tự xưng như Trump không phải trả thuế? Tại sao họ phải trả tiền? "
Ông Rosenthal cho biết nó gợi nhớ về câu nói nổi tiếng do chủ khách sạn Leona Helmsley: "Chỉ có rất ít người nộp thuế".
Quý Vũ (NYT)