Quản lý chiến dịch của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump hôm thứ Tư nói rằng hiện ông Trump chưa có kế hoạch gặp gỡ với các công tố viên để thảo luận về việc khởi tố bà Clinton vì bê bối email, một điều mà Trump đã đe dọa trong một cuộc tranh luận bầu cử.
Trump và Phó Tổng thống mới đắc cử Mike Pence đang "tìm cách để đoàn kết đất nước, chúng tôi đã không thảo luận về điều đó trong những ngày gần đây, và tôi nghĩ rằng đó là điều phải làm bây giờ", quản lý chiến dịch Kellyanne Conway nói trên MSNBC khi được hỏi về việc liệu ông Trump có lên kế hoạch về việc bổ nhiệm một công tố viên.
Hiện tại, Trump ưu tiên tập trung hàn gắn đất nước. Ảnh: Reuters |
Nhà phát triển bất động sản và ngôi sao truyền hình thực tế Donald Trump đã làm choáng váng thế giới bằng cách đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hôm thứ Ba. Nhiệm kỳ bốn năm của ông sẽ bắt đầu từ ngày 20 tháng 1.
Khi CNN hỏi về khả năng của một lệnh khởi tố đặc biệt, Conway cho biết: "Chúng tôi không thảo luận điều đó đêm qua, và ông ấy cũng đã không thảo luận điều đó với bà Hillary Clinton trên điện thoại". Clinton đã gọi cho Trump và thừa nhận cuộc đua.
Trong bài phát biểu mừng chiến thắng vào buổi sáng thứ Tư, Trump nói rằng giờ đây là "thời gian cho Mỹ để hàn gắn các vết thương của sự chia rẽ".
Với lời hứa của Trump về việc hàn gắn đất nước, việc theo đuổi một vụ kiện chống lại Clinton có thể là một chiến lược chính trị rủi ro, Katy Harriger, một giáo sư khoa học chính trị của Đại học Wake Forest ở Bắc Carolina cho biết.
"Tôi không thể tưởng tượng bất cứ điều gì có thể gây chia rẽ nhiều hơn việc chống lại người có thể đã giành được đa số số phiếu phổ thông," Harriger nói, ông từng đảm nhiệm nhiều vai trò công tố viên đặc biệt trong nền chính trị Hoa Kỳ cho biết.
Nhà Trắng hôm thứ Tư cũng nhắc nhở đến lịch sử lâu dài của quốc gia rằng chưa từng có chuyện bắt giam các đối thủ chính trị vì mục đích trả thù. Việc bổ nhiệm một công tố viên cũng có nghĩa là đi ngược lại với các khuyến nghị của Cục Điều tra Liên bang FBI.
FBI từng điều tra bê bối email của bà Clinton hồi tháng 7 và không quyết định khởi tố, vào ngày 30/11 FBI bất ngờ công bố tái điều tra sự vụ. Sau đó thông báo bà Clinton không có dấu hiệu vi phạm hình sự và không đủ điều kiện để khởi tố bà chỉ hai ngày trước bầu cử.
Trong cuộc tranh luận thứ hai với Clinton vào ngày 09 Tháng 10, Trump tuyên bố sẽ đưa Clinton vào tù vì việc bà sử dụng một máy chủ email cá nhân khi còn làm Ngoại Trưởng dưới thời Obama nhiệm kỳ 2009-2013, và nói rằng bà đã đe dọa đến an ninh quốc gia.
Trump nói: "Nếu tôi thắng, tôi sẽ yêu cầu bộ trưởn Tư pháp của tôi bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để xem xét tình hình của bà. Bởi vì chưa bao giờ có nhiều dối trá, nhiều lừa gạt đến thế."
Theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ đưa ra từ năm 1999, bộ trưởng Tư pháp có thể chỉ định một cố vấn đặc biệt vì một xung đột lợi ích hay vì "hoàn cảnh đặc biệt khác."
Sự trả thù
Phát ngôn viên Nhà Trắng khi được hỏi về cam kết của Trump trong việc bắt giam Clinton, đã trả lời rằng đó sẽ là một động thái chưa từng có.
"Chúng ta đã có một truyền thống lâu đời ở đất nước này ... người nắm quyền không sử dụng hệ thống tư pháp hình sự để trả thù chính trị. Trong thực tế, chúng ta đã đạt được những bước tiến lớn trong việc ngăn cách hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta với hoạt động chính trị đảng phái," phát ngôn viên của Tổng thống Obama Josh Earnest nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo hàng ngày.
"Sự cam kết đó đã phục vụ đất nước của chúng ta rất tốt trong hơn hai thế kỷ. Và tổng thống là hy vọng rằng điều đó sẽ tiếp tục," ông nói thêm.
Obama không có khả năng phát hành một lệnh ân xá công trước hạn cho Clinton, qua đó che chắn cho bà khỏi bị truy tố, thậm chí ngay cả khi chưa có cáo buộc nào nào chống lại bà, các chuyên gia pháp lý cho biết.
Khi được hỏi về khả năng như vậy, Earnest cho biết ông không thể suy đoán về bất kỳ lệnh ân xá giả định nào.
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Gerald Ford đã ân xá người tiền nhiệm của ông, Richard Nixon, người đã không bị buộc tội trong vụ bê bối Watergate, trong một nỗ lực để đưa đất nước bước qua sự phân cực.
Nhưng ông Obama có thể do dự nếu muốn ban hành một lệnh ân xá, và bà Clinton cũng sẽ do dự về việc chấp nhận, bởi vì có một tiền lệ của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ: "Việc chấp nhận một sự tha thứ là tương đương với thừa nhận tội," Schindler, một giáo sư tại Trường Luật Cooley của Western Michigan University nói.
Quỹ Vũ (Reuters)