Trả lời câu hỏi của các phóng viên nước ngoài, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc cải tạo đất ở Biển Đông của Bắc Kinh là “hoàn toàn hợp lý” bởi họ “có chủ quyền” tại khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh phản hồi lại bài báo “Xưởng xây đảo của Trung Quốc” (China’s Island Factory) được đăng trên BBC ngày 9/9/2014. Bài báo đã đưa ra những tài liệu cho thấy việc Trung Quốc đang xây dựng tại khu vực tranh chấp.
Phía Philippines đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng trái phép tại khu vực này.
Hiện Bắc Kinh đang rơi vào tranh chấp lãnh hải với một ài nước ở Biển Đông.
Tác giả bài báo, phóng viên Rupert Wingfield Hayes cho biết Trung Quốc đang xây các đảo mới trên 5 rạn san hô khác nhau.
Ông cùng với nhóm của mình đã công bố những tài liệu cho thấy các công nhân Trung Quốc đang nạo vét hàng tấn đá và cát từ đáy biển để bơm lên Đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Trong buổi họp báo thường ngày hôm mồng 9/9, phóng viên BBC đã yêu cầu bà Hoa Xuân Oánh giải thích tại sao Tủng Quốc lại cải tạo đất tại khu vực này. Bà Hoa nói: “Chúng tôi đã trả lời câu hỏi này nhiều lần trước đó và tôi cho rằng bạn phải nhận thức đầy đủ vị trí của Trung Quốc”.
Sử dụng tên Trung Quốc đặt cho quần đảo Trường Sa, bà Hoa nói thêm: “Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Nam Sa và các vùng biển lân cận. Các hoạt động của Trung Quốc tại những đảo có liên quan và các rạn san hô cảu quần đảo Nam Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc và hoàn toàn chính đáng”.
Khi được hỏi liệu việc cải tạo đất là để sử dụng cho mục đích thương mại hay quân sự, bà Hoa trả lời “mục đích chủ yếu là để cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống của người dân trên các đảo”.
Khi BBC chỉ ra những đảo nhân tạo mới xuất hiện, bà Hoa đã từ chối trả lời để tránh cho các câu hỏi đi xa hơn: “Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn rồi”.
Hình ảnh tại công trường xây đảo trên Biển Đông của Trung Quốc
Trong tháng 5, Philippines đã đưa ra những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất trên Đá Gạc Ma và nói rằng Bắc Kinh có vẻ như đang xây dựng một đường băng.
Ngoài Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền đối với những đảo, rạn san hô và bãi cát ngầm khác nhau mà Trung Quốc đang tranh chấp.
Riêng biệt, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang căng thẳng trước một loạt tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Trước đó, trong bài viết “China’s islands factory”, Các phóng viên của BBC đã tận mắt chứng kiến cảnh Trung Quốc đang biến các rạn san hô tại Trường Sa thành đảo nhân tạo nhằm độc chiếm Biển Đông.
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã có những tháng ngày lênh đênh trên biển cùng với ngư dân Philippines và tiếp cận với “công trường xây đảo” trên Biển Đông của Trung Quốc.
Họ là những nhà báo phương Tây đầu tiên tận mắt chứng kiến cảnh xây dựng và ghi hình về nó.
Bắc Kinh không chỉ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà còn muốn chiếm toàn bộ bãi cạn Scarborough và quần đảo Hoàng Sa. Họ đã đánh dấu trên bản đồ riêng của mình bằng “đường – 9 –đoạn” khét tiếng có hình lưỡi kéo dài tới tận bờ biển của Philippines, Việt Nam và thậm chí là Borneo.
Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc làm rất ít việc để thực thi tuyên bố mập mờ và có ảnh hưởng sâu rộng của mình. Nhưng bây giờ mọi thứ đang thay đổi.
Trong năm 2012, Đảng cộng sản Trung Quốc đã phân loại lại Biển Đông thành “lợi ích cốt lõi của quốc gia”, đặt nó bên cạnh cạnh các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nó.
Bảo Linh/Người đưa tin (Theo tin tức BBC)