Bằng việc đưa vào biên chế các tàu lớn hơn cùng trang bị vũ khí nhiều hơn cho lực lượng tuần duyên, Trung Quốc đang âm mưu biến đơn vị tuần duyên thành lực lượng hải quân thứ hai của quốc gia.
The tin tức trên tờ Want China Times, trang web quân sự Strategy Page của Mỹ dẫn nguồn tin tình báo hải quân nước này cho biết, Trung Quốc đã đóng, hạ thủy hoặc đưa vào biên chế ít nhất 60 tàu chiến trong năm 2014. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong khoảng thời gian giữa năm 2015 và 2016.
Theo kế hoạch tăng cường sức mạnh, hải quân Trung Quốc sẽ có thêm nhiều tàu sân bay, 26 tàu khu trục, 52 tàu khu trục cỡ nhỏ, 20 tàu hộ tống, 85 tàu tuần tra vũ trang có tên lửa, 56 tàu đổ bộ,42 tàu thủy lôi và gần 500 tàu hỗ trợ. 10% trong số đó là tàu đi biển cỡ lớn.
Nguồn tin của Strategy Page cho biết, Trung Quốc đã kết hợp thành công 4 trong số 5 cơ quan hành pháp trên biển thành một đơn vị thống nhất mang tên Cơ quan tuần duyên Trung Quốc.
Tàu tuần duyên Trung Quốc diễn tập ngoài khơi biển Phúc Kiến hồi tháng 8/2014 |
Theo truyền thống, Trung Quốc yêu cầu phải có nhiều tổ chức an ninh hàng hải để giám sát lẫn nhau. Tuy nhiên, do hiệu quả không cao và hay xảy ra nhầm lẫn, Bắc Kinh đã quyết định hợp nhất các lực lượng biển.
Trung Quốc đã mất nhiều tháng sơn lại hàng trăm tàu an ninh hàng hải. Đồng thời, Bắc Kinh cũng không quên trang bị thêm vũ khí hạng nặng cho các tàu của lực lượng tuần duyên.
Theo Strategy Page, việc thành lập Cơ quan tuần duyên Trung Quốc phản ánh chiến thuật thực hiện yêu sách truyền thống của nước này trên Biển Đông là tránh việc sử dụng các tàu hải quân.
Hàng chục tàu tuần tra được trang bị tên lửa, ngư lôi đang được Trung Quốc đóng cho cơ quan tuần duyên mới. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tạo căn cứ mới cho Cơ quan tuần duyên thông qua chương trình cải tại phi pháp trên Biển Đông. Theo tình báo Mỹ, những động thái đó sẽ tạo cơ hội để Bắc Kinh thực hiện các gọi là "chủ quyền truyền thống" của mình trên các vùng biển lân cận.
Yên Yên (Want China Times)