Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition đã xem xét dữ liệu di truyền của hơn 580.000 người ở Vương quốc Anh và Phần Lan. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge không so sánh mức độ tiêu thụ cà phê của người tham gia mà xem họ có các biến thể di truyền khiến họ tăng hoặc giảm tiêu thụ cà phê hoặc trà hay không.
Nghiên cứu cho thấy những người có gene uống nhiều cà phê thì nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 2,8 lần so với người không uống. Trong khi đó, người thích uống cà phê "nóng" có nguy cơ tăng gấp 5,5 lần. Những người thưởng thức cà phê "rất nóng" có nguy cơ tăng 4,1 lần và người uống cà phê "ấm" tăng 2,7 lần phát triển ung thư thực quản.
Điều quan trọng là nghiên cứu cho thấy uống cà phê và trà không làm tăng nguy cơ mắc bất kỳ loại ung thư nào khác. Lời giải thích tiềm năng cho việc gia tăng nguy cơ ung thư vòm họng là chất lỏng nóng gây tổn hại đến hệ tiêu hóa của cơ thể chứ không phải tác động gây ung thư đến trực tiếp từ cà phê hay caffeine.
Ung thư thực quản là một loại ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư tại Mỹ. Tỷ lệ sống sót chung của loại bệnh này là khoảng 20%.
Các nghiên cứu trước đây về ưu, nhược điểm của việc uống cà phê khá phức tạp. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra việc tiêu thụ cà phê vừa phải giúp tuổi thọ dài hơn. Trong khi đó, những nghiên cứu khác cho thấy uống cà phê làm phát triển tiểu đường type 3, trầm cảm và các bệnh khác.
(Theo The Hill)
>> Xem thêm: 4 thời điểm tuyệt đối không uống cà phê, lạ nhất là vào sáng sớm