Tảo mộ ngày Tết là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam nhằm nhắc nhở con cháu về đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Lễ tảo mộ diễn ra vào những ngày nào?
Khoảng 20 tháng chạp đến chiều 30 Tết hằng năm, mỗi gia đình Việt Nam sẽ thực hiện nghi thức tảo mộ. Sau phong tục này thường sẽ có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch và đưa ông bà thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4 Tết, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương.
Những vật dụng cần khi đi tảo mộ
Hầu hết công việc đều sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ những cỏ hoang mọc trùm lên mộ và kiểm tra mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không. Nếu phát hiện có nên giải quyết ngay vì đây sẽ là điều khá hung hiểm với phong thuỷ âm trạch.
Theo đó, khi đi tảo mộ, cần sắm lễ vật: một bộ tam sinh gồm 1 miếng thịt lợn, 3 - 5 con tôm, hoặc cua, trứng vịt 1 - 3 - 5 quả). Bộ tam sinh này có ý nghĩa đại diện cho thổ - thủy – thiên. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm nhang, đèn, giấy ngũ sắc, quần áo giấy, vàng mã, hoa quả tươi.
Hầu hết ngày nay, nhiều nhà đã lược bớt và lễ tảo mộ chỉ chuẩn bị hoa, tiền vàng, trái cây thắp hương ngoài mộ.
Bài Văn khấn tảo mộ để các gia đình tham khảo
"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy ngài Kim niên đương cai Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Chi Thần, Nguyễn Tào phán quan.
Kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng Chính vị Đại VươngNgài bản xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần
Kính lạy các ngài ngũ phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần. Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.
Kính lạy hương cụ……………………………
Hôm nay là ngày……tháng……. nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.
Chúng con là:………………………
Sắm sang vật phẩm, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình Tôn Thần, kính rước vong linh gia tiên của chúng con là (tên các vong linh):………………………………
Có phần mộ tại đây về với gia đình……… để cháu con phụng sự trong tết, báo đáp, tỏ lòng hiếu kính.
Cúi xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương hiếu tâm, lòng cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!"
Tham khảo mẫu Văn khấn tảo mộ từ cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB VHTT)
"Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.
- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.
- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.
Con kính lạy hương linh cụ:……………
Hôm nay là ngày… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là:…………
Ngụ tại:…………
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:............có phần mộ táng tại……được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở. Bát nước nén hương. Thành tâm kính lễ. Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Khấn tạ mộ và văn khấn tạ mộ là gì?
Trong quan niệm của người Việt luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp. Do đó, khoảng từ 24 hoặc 25 tháng chạp mỗi năm rất nhiều gia đình Việt đi tạ mộ. Thông thường, tạ mộ sẽ được nhiều gia đình mời thầy có hiểu biết về tâm linh và chuyên làm lễ để thực hiện nghi thức tạ mộ.
Lễ tạ mộ cần có: 10 bông hoa hồng đỏ tươi, 3 lá trầu, 3 quả cau có cành dài và đẹp, 1 mâm trái cây, 1 mâm xôi trắng có gà luộc nguyên con đặt lên trên (già trống thiến), nửa lít rượu, 5 chén rượu, 10 lon bia, 2 bao thuốc lá, 2 gói chè, 2 nến cốc màu đỏ, 1 cây hoa vàng hoa đỏ bằng hàng mã, 5 con ngựa (mỗi con 1 màu), 5 bộ (mũ, áo, hia) loại to có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi.
Lưu ý: Trên lưng mỗi con ngựa đều có 10 lễ tiền vàng (mỗi lễ bao gồm: tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ). Đặc biệt phần mộ nhỏ thì cần thêm mâm, thêm bàn để bày lễ cho phù hợp.
Văn khấn tạ mộ vào ngày 30 Tết
"Kính lạy:
- Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
- Ngài Bản xứ thần linh Thổ đại tôn thần.
- Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần Tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, tả Thanh long, hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản trong xứ này.
- Kính lạy hương linh cụ: …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp, nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.
Chúng con là: ......
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:
Có phần mộ tại đây về với gia đình đón mừng năm mới, để con cháu con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thẩm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, phủ thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám
Cẩn cáo"
*Bài viết chỉ mang tính chiêm nghiêm, tham khảo