1. Nga: Không bắt tay trước khi bước vào
Bắt tay dường như là một cách lịch sự để chào hỏi ai đó. Tuy nhiên, khi bạn tới Nga, đừng bắt tay ở cửa mà phải đi vào phòng trước, hoặc là chờ mọi người đến đông đủ bên ngoài. Người ta nói rằng "linh hồn của ngôi nhà" sống ở lối vào, và đi qua nó để chào hỏi sẽ là điều xui xẻo.
2. Nga: Đừng cố tình quay lưng với mọi người
Khi bạn chen lấn để đi vào chỗ ngồi trong rạp hát, bạn có thể quay lưng lại với những người đang ngồi. Ở Nga, điều này bị coi là thô lỗ. Thay vào đó, bạn hãy để quay mặt về phía mọi người,nhìn thẳng mắt họ khi bạn lướt qua.
3. Italy: Hãy để đàn ông dẫn đường vào nhà hàng
Ở Italy, mặc dù việc để phụ nữ qua cửa trước vẫn được coi là lịch sự nhưng quy tắc này sẽ biến mất khi bạn vào nahf hàng. Bằng cách đi trước, người đàn ông có thể là người nói chuyện với chủ nhà hàng và đặt bàn.
4. Italy: Không dùng Parmesan
Ở Mỹ, theo thông lệ thì người bồi bàn sẽ rắc phô mai Parmesan lên các món ăn Italy, nhưng ở Italy người ta lại không làm vậy. Trên thực tế, việc yêu cầu thêm Parmesan là hết sức thô lỗ, đặc biệt là nếu bạn đang ăn pizza. Nguyên nhân là người Italy xem phô mai không phù hợp với pizza.
5. Ấn Độ: Đừng ăn bằng tay trái
Khi tới Ấn Độ, hãy tránh ăn bằng tay trái bởi người dân nơi đây coi tay trái là kinh tởm, thường dùng để lau chùi phòng tắm. Điều tương tự cũng đúng với một số quốc gia ở Trung Đông và châu Phi.
6. Anh: Uống rượu từ bên trái
Nếu bạn tới Anh, khi rượu được phục vụ thành một dãy, bạn chỉ nên uống rượu theo hướng từ bên trái. Việc uống rượu vang từ bên phải được xem là vi phạm nghi thức xã giao.
6. Chile: Không dùng tay để ăn
Tại Mỹ và một số nước, việc dùng tay để ăn là bình thường, thậm chí được khuyến khích. Tuy nhiên, ở Chile, mọi thứ phải được ăn bằng nĩa và dao.
7. Không dội nước khi đi vệ sinh
Nếu bạn tới Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Montenegro, Bulgaria, Ukraine, Morocco, Ai Cập hoặc Bắc Kinh, xin lưu ý rằng hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh có thể được thiết kế không xả nước. Vì vậy, nhà vệ sinh sẽ có những thùng rác đặc biệt để đựng giấy. Việc không chú ý đến nghi thức vệ sinh này có thể gây tắc nghẽn, thậm chí là tràn nước ra sàn.
8. Hàn Quốc: Dùng hai tay để thể hiện sự tôn trọng
Ở Hàn Quốc, khi một người lớn tuổi mời bạn đồ uống, nghi thức đúng là phải dùng 2 tay để nhận, sau đó quay đầu đi để nhấp ngụm đầu tiên. Nó thể hiện sự tôn trọng và việc tôn trọng người lớn tuổi rất được xem trọng tại Hàn Quốc.
9. Ấn Độ: Gửi tin nhắn thay vì gọi điện
Điều này có vẻ đáng kinh ngạc nhưng trong thực tế, không chỉ trong giao tiếp cá nhân mà hầu hết các doanh nghiệp tại Ấn Độ thậm chí còn không có đường dây cố định. Điều này khiến văn hóa nhắn tin được xem là phù hợp. Vì vậy, nếu bạn đang ở Ấn Độ và muốn tìm hiểu về điều gì đó, hãy gửi tin nhắn thay vì gọi điện.
10. Anh: Không giơ tay chữ "V"
Giơ ngón tay giữa với một người nào đó bị coi là hình thức xấu tại nhiều nước. Ở Anh, việc giơ tay chữ "V" mới bị coi là xấu, giơ tay giữa lại là dấu hiệu của hòa bình. Người Anh coi việc giơ chữ "V" với giơ ngón tay giữa.
11. Không giơ ngón tay cái
Ở Nga, Hy Lạp, Iran, Sardinia và một vài nước Tây Phi, giơ ngón tay cái rồi úp xuống tương đương với việc chửi người khác.
12. Pháp: Hôn, đừng ôm
Ở Pháp, ôm nhau được coi là thân mật hơn hôn. Khi bạn chào một người không thân thiết, hãy bắt tay hoặc hôn họ (hôn 2 lần, mỗi bên má một cái, hoặc một vài khu vực khác). Cùng với quy tắc không ôm, bạn cũng đừng bao giờ mang hoa cúc đến cho chủ nhà (bởi hoa cúc dùng trogn đám tang) hay bất cứ loại hoa nào có màu vàng (với thông điệp là chồng chủ nhà đang lừa Ngoại tình).