Trong khi truyền thông và nhiều nhà quan sát cho rằng, quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên sẽ đổ vỡ vì chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, song nhìn từ lịch sử và quan điểm lợi ích quốc gia, quan hệ giữa Trung – Triều vẫn ổn định, và vẫn sẽ như vậy, bất chấp thời gian qua nó có nhiều dấu hiệu nguội lạnh.
(Mời độc giả xem phần 1 tại đây)
Quan hệ Trung - Triều tiếp tục phát triển trong bối cảnh những hậu quả tai hại từ cuộc thử nghiệm hạt nhân. Một tín hiệu là chuyến thăm đầu tiên của ông Tập Cận Bình đến Triều Tiến vào năm 2008 sau khi ông được bầu làm Phó Chủ tịch Trung Quốc. Ông Tập cũng là quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc đến thăm Triều Tiên sau Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007.
Sau vụ thử hạt nhân thứ hai vào tháng 4/2009 và tuyên bố bác bỏ đàm phán 6 bên của Triều Tiên, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vẫn đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 10/2009. Điều thú vị là, năm 2009 cũng là năm hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên. Cùng năm đó, ông Kim Jong-il được tiếp đón long trọng ở Trung Quốc.
Kim Jong-il tới thăm Trung Quốc 3 lần liên tiếp trong khoảng 1 năm, vào tháng 5 và tháng 8/2010 và tháng 5/2011. Sau đó Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (hiện tại là thủ tướng) đến thăm Triều Tiên vào tháng 10/2011. Điều này cho thấy các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai nước không hề bị ảnh hưởng bởi chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Quan hệ hai bên chỉ bắt đầu có dấu hiệu suy giảm sau cái chết đột ngột của ông Kim Jong-il.
Từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, Triều Tiên đã hai lần thử nghiệm hạt nhân. Ảnh: Internet |
Từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, Triều Tiên đã hai lần thử nghiệm hạt nhân, đó là vào tháng 2/2013 và tháng 2/2016. Giữa hai lần thử nghiệm này, ông Choe Ryong-hae, người có quyền lực quân sự thứ hai ở Triều Tiên đã hai lần xuất hiện tại Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, Phó Chủ tịch quốc hội Li Jianguo, Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều, thành viên Ủy ban thường vụ Bộ chính trị Liu Yunshan đều đã có chuyến thăm đến Triều Tiên.
Mặc dù không nồng nhiệt và thường xuyên như trước, song các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn tiếp tục, bất chấp quan hệ hai bên ngày càng nguội lạnh. Chính sách của ông Tập đối với Triều Tiên không cho thấy một sự khởi đầu tinh tế như thời Giang Trạch Dân và Hồi Cẩm Đào. Tuy nhiên, thực tế, quan hệ Trung - Triều đều không gặp thách thức nào lớn như giữa Trung Quốc với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Quan hệ hai nước chỉ bị vay quanh bởi chương trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên, song đây lại là một vấn đề đa phương.
Trung Quốc và Triều Tiên sẽ không trở mặt với nhau, bất chấp chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Thực tế, logic chính trị và thực tế đằng sau mối quan hệ Trung - Triều vẫn không hề thay đổi.
Ý định của ông Tập Cận Bình về việc duy trì và phát triển mối quan hệ bình thường với Triều Tiên để mang lại lợi ích cho cả hai nước là hoàn toàn dễ hiểu. Một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng Trung Quốc không nên phát triển quan hệ với Triều tiên, một quốc gia không có dân chủ, không mở cửa với thế giới bên ngoài, không có dân quyền. Trên thực tế, các học giả Mỹ đôi khi vẫn sử dụng lời lẽ như vậy để nói về Trung Quốc, song quan hệ chính thức giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn được tăng cường. Suy cho cùng, lợi ích quốc gia vẫn là ưu tiên hàng đầu, khác xa những phán quyết về giá trị.
Thực tế, logic chính trị và thực tế đằng sau mối quan hệ Trung - Triều vẫn không hề thay đổi. Ảnh: Internet |
Trung Quốc cũng không thể đủ khả năng để quay lưng với Triều Tiên. Một phần vì quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang ở dưới mức độ bình thường một chút, song quay lưng với nước láng giềng không phải điều phù hợp với chính sách ngoại giao của ông Tập. Duy trì quan hệ bình thường sẽ cho phép hai bên sẵn sàng đàm phán và giải quyết những khác biệt. Hai bên có thể không hài lòng về nhau, nhưng họ sẽ không làm hỏng những tiếp xúc ngoại giao cơ bản làm ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Cho dù là dưới thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận Bình, chính sách căn bản của Trung Quốc đối với Triều Tiên vẫn sẽ được định hướng là cân bằng giữa thân thiết và ác cảm. Sự khác biệt rõ ràng giữa phương pháp của ông Tập đối với Triều Tiên so với những người tiền nhiệm đã đi xa hơn là chỉ điều chỉnh chiến lược nhưng không thực sự phá vỡ cân bằng. Việc trở bạn thành thù với Triều Tiên sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần.
Một minh chứng rõ ràng về hiện tượng này là mối quan hệ "yêu - ghét" của Mỹ với đồng minh chính tại Trung Đông - Ả Rập Saudi. Nhiều người Mỹ phẫn nộ về những "yếu tố Ả Rập" trong cuộc tấn công khủng bố 11/9, song chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng minh của mình. Mỹ không quay lưng chỉ trích Ả Rập Saudi vì chế đọ quân chủ của họ, cũng không làm tổn hại đến lợi ích chiến lược chung của cả hai bên ở khu vực, bất chấp những chỉ trích, phẫn nộ trong nước. Trong khi đó, những nhà lãnh đạo Sunni dù lo ngại về tình trạng thù địch của người Mỹ, song họ vẫn tiếp tục xem Mỹ là người bạn đáng tin cậy nhất ở Trung Đông.
Lê Huyền (The Diplomat)