Mặc dù cố gắng phủ nhận các tàu sân bay của Mỹ nhưng Bắc Kinh lại đang xây dựng các tàu của riêng mình. Tại sao vậy?
Sách trắng quốc phòng mà Trung Quốc mới công bố gần đây báo hiệu sự nổi lên chính thức của Bắc Kinh như một cường quốc hàng hải. Rất ít điều trong tài liệu này khiến những người đã theo dõi sự trỗi dậy của Trung Quốc phải ngạc nhiên, mặc dù, các nhà quan sát Trung Quốc có nhận thức được sắc thái và sự bí hiểm thay vì những gì mà Bắc Kinh nói ra hay không. Đơn giản như thế này, Trung Quốc coi Mỹ là bá chủ châu Á và chiến lược của họ là tìm cách để tước đi “vương miện” này của Mỹ.
Trong việc tìm kiếm cách để đẩy Mỹ khỏi vị trí quyền lực và ảnh hưởng trong khu vực, Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng lực lượng hải quân và chương trình hiện đại hóa. Lúc đầu, chương trình này dường như nhằm mục đích lót đường để Mỹ hỗ trợ thời chiến cho Đài Loan sau cuộc khủng hoảng tại eo biển này năm 1996. Nỗ lực hỗ trợ bao gồm vũ khí và các bệ máy được thiết kế đặc biệt nhắm vào khả năng triển khai sức mạnh hải quân Mỹ - phần lớn nằm ở các máy bay của lực lượng tàu sân bay năng lượng hạt nhân. Ban đầu, với Bắc Kinh, động cơ chuyển giao vũ khí của Mỹ không đe dọa đến việc tích tụ sự nhạy cảm trong vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, theo thời gian, Trung Quốc bắt đầu phát triển các loại vũ khí, các cấu trúc cảm biến vượt xa mức cần thiết, thậm chí là hữu ích cho các kịch bản tại Đài Loan. Chương trình của hải quân Trung Quốc bắt đầu đặt nềm móng cho sự thống trị hàng hải tại khu vực và ảnh hưởng toàn cầu bằng cách xây dựng các tàu khu trục đa năng hiện đại, các tàu ngầm tấn công hạt nhân, các tàu đổ bộ và một lực lượng hậu cần được cải thiện.
Cho đến nay, biểu tượng mạnh mẽ nhất cho thiết kế thống trị khu vực của Trung Quốc là hạm đội tàu sân bay của riêng họ. Khi một tàu sân bay được triển khai và 2, 3 thậm chí là nhiều hơn đang được xây dựng, một câu hỏi thú vị được đưa ra: Tại sao một đất nước từng dành nhiều thời gian và nỗ lực để phủ nhận tàu sân bay của Mỹ giờ đây lại muốn xây dựng lực lượng tàu sân bay của riêng mình? Câu trả lời được đưa ra: lợi ích của lực lượng tàu sân bay đối với mục Tiêu Chiến lược của Trung Quốc cho đến nay vẫn vượt qua những rủi ro mà chúng mang lại.
Cho dù có vai trò hỗ trợ hay trực tiếp thì các tàu sân bay đều tham gia vào hầu hết các hoạt động quân sự của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới II. Chúng cũng là một công cụ ngoại giao hạng nhất, làm giảm hoặc gia tăng áp lực chính trị. Khi căng thẳng trong khu vực gia tăng, 1 thậm chí là 2 tàu sân bay sẽ được gửi đi tuần tra bờ biển. Và khi một cuộc bầu cử diễn ra tại một nền dân chủ non trẻ hoặc đất nước trung tâm đối với lợi ích của Mỹ thì một nhóm tàu tấn công sẽ ra khơi.
Tàu sân bay được xem là vũ khí để Trung Quốc tước "vương miện" của Mỹ tại châu Á |
Trung Quốc công nhận sự linh hoạt độc đáo của tàu sân bay trong các cuộc xung đột, từ hiện diện để răn đe cưỡng chế cho tới tới chiến đấu. Trung Quốc không thể không biết gì về vô số mối đe dọa chống lại lực lượng tàu sân bay tiềm ẩn của họ. Để bắt đầu, Lực lượng tàu ngầm vượt trội của hải quân Mỹ dường như có thể nhanh chóng giải quyết các tàu sân bay của Trung Quốc chỉ trong một cuộc xung đột. Nhưng kịch bản này là không thể. Nhiều khả năng, các kiến trúc sư đóng tàu của Trung Quốc đang nghĩ về những tàu sân bay mang lại cho họ nhiều khả năng gây ảnh hưởng tại khu vực (đối với các quốc gia không may lọt vào tuyên bố “đường 9 đoạn” tại Biển Đông) hơn nữa và để thể hiện sức ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc ở các khu vực xa xôi như Đông Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
Sự hiện diện, răn đe, cưỡng chế và tham chiến
Ở hiện đại, đội tàu hạng nhất có 3 loại tàu chính: tàu ngầm, tàu trên bề mặt (tàu vận tải đổ bộ và tàu hậu cận) và tàu sân bay máy cánh. Tàu ngầm là nền tảng chiến đấu tuyệt vời - có thể hoạt động trong môi trường nước biển đục. Chúng săn tàu nổi, cung cấp nền tảng đáng kinh ngạc để giám sát lén lút và có thể tấn công các mục tiêu trên bờ. Điều đó để nói rằng tàu ngầm không phải là nền tàng tuyệt vời cho sự hiện diện bởi chúng không thể xuất hiện công khai.
Tàu trên mặt nước là nền tảng chính cho sự hiện diện, răn đe và cưỡng chế của hải quân. Sự hiện diện có thể được thực hiện bằng đội tàu không vũ trang hoặc thậm chí là tàu được vũ trang khiêm tốn mặc dù các tàu này không hữu ích trong răn đe và tham chiến. Các tàu vũ trang nhiều hơn thực hiện nhiệm vụ hiện diện và là nền tảng răn đe mạnh hơn. Nhưng các tàu này lại thua tàu ngầm về khoản vũ khí hiện đại khi cuộc chiến bắt đầu.
Tàu sân bay kết hợp khả năng thực hiện các nhiệm vụ thường nhật đồng thời vẫn đảm bảo là một nền tảng tham chiến chết người. Con tàu vẫn thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là hiện diện, răn đe và cưỡng chế trong khi các máy bay trên tàu là một hệ thống tham chiến mạnh mẽ, có khả năng triển khai sức mạnh và khống chế vùng biển xung quanh. Mặc dù khả năng không gì sánh kịp này đã được Hải quân Mỹ đạt được trong hàng thập kỷ thì Trung Quốc có lẽ vẫn cần khoảng 20 năm nữa mới tái tạo lại được. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc sẽ tranh giành với Hải quân Mỹ để đoạt lấy vị trí thống trị tại Thái Bình Dương dưới tán ô của chiến lược “Chống tiếp cận, chống xâm nhập” – chiến lược làm giảm nguy cơ của lực lượng tàu sân bay Mỹ.
Trung Quốc hiểu rằng trong môi trường an ninh ổn định tại Tây Thái Bình Dương, lực lượng tàu sân bay của họ sẽ có khả năng gây ảnh hưởng và quan trọng, cần thiết để thực hiện tham vọng thống trị khu vực. Hơn nữa, Trung Quốc cũng hiểu rằng trong một cuộc xung đột hàng hải với bất cứ quốc gia nào, trừ Mỹ, tàu sân bay của họ sẽ có lợi thế chiến đấu rất mạnh. Cuối cùng, Trung Quốc cũng hiểu rằng nếu xung đột với Mỹ xảy ra, khả năng tham chiến của tàu sân bay của họ - giống như phần còn lại trong kho vũ khí của Bắc Kinh – phải được sử dụng dựa trên nguyên tắc tính toán rủi ro. Và sẽ là khôn ngoan nếu các chiến lược gia tại Mỹ ghi nhớ những nguyên tắc tương tự.
Bảo Linh (Theo National Interest)