Ở một số con gà bên trong sẽ có lớp bơ (mỡ vàng) khá dày ở bụng. Nhiều người thường bỏ phần này đi. Tuy nhiên, loại bơ (mỡ) này rất giàu protein và có nhiều lợi ích cho cơ thể con người chúng ta sau khi ăn.
Mỡ gà không thể ăn trực tiếp mà phải tinh luyện thành mỡ lỏng trước khi tiêu thụ. Cắt mỡ gà thành từng miếng nhỏ cho vào nồi, thêm hành tím, gừng thái nhỏ trộn chung, đun nóng để mỡ tan ra, sau đó lọc bỏ bã rồi cho vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Dầu mỡ gà có thể dùng để xào hoặc nấu mì, mùi vị đặc biệt thơm, ngon hơn mỡ lợn.
Phần mỡ gà này không phải con gà nào cũng có được. Chỉ có gà nuôi tự nhiên trong vườn hoặc rừng núi, thả rông mới có cục mỡ trong bụng, gà nuôi nhân tạo trong trại sẽ không có. Điều này được lý giải do có 2 nguyên nhân:
- Thức ăn chăn nuôi gà nói chung là thức ăn giàu đạm, ít chất béo, chủ yếu để gà mau lớn.
- Chu kỳ sinh trưởng của gà nuôi trong trang trại rất ngắn, thường xuất chuồng khoảng 42 ngày nên khó tích mỡ lại trong bụng.
Tác dụng của thịt gà
- Cung cấp hàm lượng protein cao, ít chất béo
- Kiểm soát Stress
- Hỗ trợ sức khỏe xương
- Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
- Giàu phốt pho
- Tăng cường miễn dịch và trao đổi chất
Những lưu ý khi chế biến thịt gà
- Trữ gà trong ngăn mát tủ lạnh: Thời gian tối đa để trữ thịt gà tươi trong ngăn mát tủ lạnh là 2 ngày. Nếu cần phải để hơn 2 ngày, bạn gói kín lại và cất vào ngăn đá tủ lạnh, khi nào ăn mới rã đông và sơ chế.
- Không rã đông thịt gà bằng cách ngâm trong nước thay vào đó là đưa thịt gà vào ngăn mát tủ lạnh để thịt rã đông tự nhiên.
- Rửa thịt gà quá kỹ: Điều này hoàn toàn sai lầm bởi rửa gà sống trước khi nấu có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm vì vi khuẩn có thể lây lan sang tay, mặt bàn và các dụng cụ nấu ăn.