Tôm là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất nên thường được các bà nội trợ ưa dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn. Trong 100g tôm cung cấp đến 18.4g protein cùng hàm lượng vitamin B12 dồi dào, đây được xem là hợp chất tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, giữ vi tro quan trong trong việc tổng hợp nucleotic, protein và chất béo. Không chỉ vậy, ở phần thịt và càng của tôm còn chứa rất nhiều chất sắt và canxi, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, nhiều bộ phận của tôm bị ngộ nhận tưởng bổ nhưng lại cực độc, chúng ta nên loại bỏ khi dùng chúng.
1. Đầu tôm bổ mắt
Nhiều người quan niệm rằng ăn gì bổ nấy nên ăn đầu và mắt tôm sẽ bổ. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định đây là một nhầm lẫn tai hại. Bởi đầu tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Đây là nơi chứa các cơ quan nội tạng như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng...
Đầu tôm là phần đầu tiên bị phân hủy khi tôm chết. Khi ăn đầu tôm, chúng ta vô tình nạp chất bẩn vào cơ thể và đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn...
Khi ăn tôm, chúng ta nên bỏ đầu và chỉ ăn phần thịt. Quá trình chế biến cần rửa sạch, lấy phần ruột tôm chạy dọc trên sống lưng, nấu chín rồi mới ăn.
Đặc biệt, nếu đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì không nên ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.
2. Vỏ tôm chứa rất nhiều canxi
Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa.
Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Lưu ý: Khi chế biến tôm cần loại bỏ đường chỉ đen/trắng trên lưng tôm. Đường chỉ này thực chất là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng. Đối với những người thích ăn món tôm sống thì cần lưu ý lấy đường chỉ này ra rồi hãy sử dụng.
Với điều kiện tôm đã được nấu chín, việc ăn đường chỉ tôm không gây hại cho sức khỏe bởi các vi khuẩn trong đường chỉ tôm này đã được nấu chín ở nhiệt độ cao, Tuy nhiên, nó vẫn gây cảm giác khó chịu khi ăn.