Sau mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân thường có thói quen tích trữ nhiều đồ ăn từ rau củ quả đến những thực phẩm tươi sống. Chính vì vậy, sau khi vài ngày Tết qua đi, phần lớn gia đình nào cũng sẽ bị thừa thực phẩm.
Vậy làm sao để có thể giữ được những thực phẩm thừa tươi lâu hơn sau những ngày Tết. Dưới đây là một số cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết:
Bảo quản thực phẩm tươi sống đúng cách
Rau, hoa quả còn thừa sau ngày Tết đây là loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng. Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nên nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ và để ở nơi thoáng mát. Nếu cho vào tủ lạnh, bạn nên rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín hoặc bảo quản trong túi và đóng kín miệng túi bằng cách sử dụng máy đóng gói thực phẩm hoặc máy hút chân không. Sau đó, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, bạn cũng rửa sạch, để ráo, cho vào túi buộc kín hoặc hút chân không hoa quả trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.
Với máy hút chân không, bạn có thể bảo quản đa dạng nhiều loại thực phẩm trong khoảng thời gian dài hơn gấp từ 2 - 3 lần so với việc sử dụng tủ lạnh để lưu trữ như thông thường.
Bảo quản thực phẩm đông lạnh thừa
Những thực phẩm đông lạnh phổ biến hay bị thừa sau Tết như thịt, tôm, cá....
Với thực phẩm đông lạnh, chúng chỉ nên rã đông một lượng thực phẩm vừa đủ ăn, không nên rã đông toàn bộ. Đặc biệt các loại thịt khi rã đông là phải dùng hết không nên đông lạnh lại sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập. Bạn có thể sử dụng lò vi sóng có chức năng rã đông sẽ tiện ích và tiết kiệm thười gian hơn cách rã đông thông thường.
Việc để đông lạnh thực phẩm nhiều lần là một trong những nguyên nhân làm tăng sự phát triển ở các vi khuẩn có hại cho sức khỏe, dễ làm bạn bị ngộ độc thực phẩm hay mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, khi chế biến thực phẩm đông lạnh, bạn nên sử dụng thực phẩm được mua trước, sau đó mới tới thực phẩm được mua sau, tránh để thực phẩm đông lạnh quá lâu, nấu ăn sẽ không còn ngon và bổ dưỡng nữa.
Cách bảo quản thực phẩm chín
Các loại bánh chưng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng bọc thực phẩm bao kín. Khi lấy bánh trong tủ lạnh ra, cần luộc, hấp lại trước khi ăn hoặc rán để thay đổi khẩu vị.
Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng.
Giò chả có nhiều loại: giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào... và đều nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C để thực phẩm được an toàn và giữ được lâu hơn. Khi bảo quản đúng cách, giò chả sẽ giữ được 4 - 6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí có thể giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.