Trong cuộc sống thực tế, có một số người định sẵn nghèo khổ. Thậm chí, chỉ cần tiếp xúc qua bạn có thể nhận ra họ đã mang mệnh "nghèo rớt mồng tơi". Những người như vậy thường có 3 điểm sau đây:
1. Mù quáng chạy theo đám đông
Có một câu chuyện như sau: Trên du thuyền nọ đang có một cuộc hội thảo thương mại đa phương diễn ra. Đột nhiên sự cố xảy ra, thuyền bị nước tràn vào, dần chìm xuống. Thuyền trưởng ra lệnh cho mọi người mặc áo phao và sơ tán. Trợ lý của ông đi truyền lệnh nhưng không ai nghe. Không còn cách nào khác, thuyền trưởng phải tự mình thuyết phục mọi người rời thuyền. Lúc này, trợ lý rất ngưỡng mộ, hỏi thuyền trưởng là đã nói gì với họ. Thuyền trưởng đáp: "Rất đơn giản, tôi nói với người Đức rằng đây là một lệnh; với người Anh, đây là một hoạt động tốt cho sức khỏe; với người Pháp, đây là một việc rất lãng mạn; với người Mỹ, tôi đã mua bảo hiểm cho họ... còn người Trung Quốc thì thấy người khác nhảy đã nhảy xuống rồi".
Đây chỉ là một câu chuyện vui nhưng đã chỉ ra sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia. Từ đó, người ta đúc kết rằng người mà không có ý tưởng riêng, chỉ biết mù quáng làm theo người khác thì đã nghèo càng nghèo hơn. Muốn thoát khỏi định mệnh nghèo đói, mọi người cần từ bỏ thói quen mù quáng chạy theo đám đông, phải biết suy nghĩ độc lập và đưa ra lựa chọn trong cuộc sống.
2. Bình yên trong tâm hồn
Có một hiện tượng kỳ lạ, đó là người càng nghèo thì càng thích sự thoải mái, không muốn nỗ lực. Để thoát khỏi nghèo đói, điều quan trọng nhất là phải thay đổi thói quen xấu khiến bản thân trở thành "nghèo rớt mồng tơi", thói quen này khiến người ta không dám nỗ lực hướng đến mục tiêu của mình!
Thái độ an phận này về lâu dài sẽ bị thực tế đào thải, khiến bạn trở nên nghèo rớt mồng tơi. Người giàu có thường có tham vọng lớn, dám thách thức bản thân, vượt qua bản thân, không ngại vất vả, không bao giờ nghỉ ngơi.
Nhiều người trải qua cả đời nghèo đói chỉ vì họ bị ám ảnh bởi cái nghèo. Họ không muốn và lười làm, thậm chí khi có cơ hội kiếm tiền cũng không nắm bắt.
3. Hay phàn nàn, ca thán
Những người nghèo khổ thì cuộc sống thường ngày lại hay gặp bất công. Trong tình huống như vậy, họ lại hay phàn nàn, oán hận. Nếu không kiểm soát được cảm xúc của mình, hay phàn nàn thì tư duy sẽ trở nên cực đoan. Ví dụ, khi được người khác bố thí cho gì đó, điều mà những người này nghĩ đến đầu tiên không phải là biết ơn mà sẽ phàn nàn tại sao không tặng nhiều hơn?
Những người dễ phàn nàn như vậy thì các mối quan hệ cá nhân sẽ rất tệ, họ khó mà gặp được quý nhân. Ngay cả khi bị lạnh nhạt, bị đối xử không công bằng, bạn không nên phàn nàn. Phàn nàn không mang lại lợi ích gì, ngoài việc làm cho bản thân của bạn trở nên nghèo hơn, không có bất kỳ ý nghĩa gì. Chỉ có một tấm lòng lạc quan, không phàn nàn, hãy bắt tay vào hành động thì cuộc sống mới thay đổi tích cực và số phận nghèo khó mới được phá vỡ hoàn toàn.
* Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo