Cuộc đời Tần Thủy Hoàng có thể coi là huyền thoại. Trong 10 năm đầu đời, ông sống cùng mẹ là Triệu Cơ ở nước Triệu, bị người Triệu bắt nạt và làm nhục. Khi còn là thiếu niên, ông trở về nước Tần và được làm hoàng tử. 3 năm sau, Tần Trang Tương Vương qua đời, Tần Thủy Hoàng lên nối ngôi. Sau đó, ông phải mất hơn 10 năm mới đánh bại được 3 ngọn núi là Trường An Quân Thành Kiểu, Lao Ái và Lã Bất Vi. Sau đó, phải mất 10 năm nữa mới quét qua 6 nước phía đông và thống nhất Trung Quốc.
Cuộc đời Tần Thủy Hoàng vô cùng huy hoàng nhưng cũng trải qua vô vàn yêu hận. Dưới đây là 7 người mà vị hoàng đế này căm ghét suốt đời.
7. Kinh Kha
Kinh Kha chính là kẻ ám sát Tần Vương tại cung điện Hàm Dương nước Tần. Một giây trước, Kinh Kha còn đang giải thích cho Tần Thủy Hoàng về các danh thắng núi sông trên bản đồ. Một giây sau, anh ta đột nhiên giơ dao độc đâm vào ông. Một giây trước, Tần Thủy Hoàng còn có thiện cảm với Kinh Kha, một giây sau đã trở thành mối hận không thể gột rửa.
Kinh Kha làm Tần Thủy Hoàng thất kinh, khiến ông phải chạy vòng quanh cột gỗ nhiều vòng, cả tay áo cũng bị xé rách. Sau khi trừ khử Lao Ái và Lã Bất Vi, không ai dám nói "không" với Tần Thủy Hoàng, nhưng Kinh Kha lại âm mưu hành thích ông. Điều này khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng phẫn nộ.
6. Doanh Dị Nhân
Doanh Dị Nhân chính là Tần Trang Tương Vương, cha Tần Thủy Hoàng. Tần Trang Tương Vương đã đưa 2 mẹ con Doanh Chính từ nước Triệu trở về, phong con trai lên làm thái tử, tại sao Tần Thủy Hoàng vẫn hận ông? Rất đơn giản, khi Dị Nhân và Lã Bất Vi trốn thoát khỏi Hàm Đan, nước Triệu đã không đưa 2 mẹ con Doanh Chính theo. 10 năm mà Triệu Cơ và Doanh Chính ở nước Triệu là 10 năm khổ sở. 10 năm tủi nhục là điều mà Tần Thủy Hoàng sẽ không bao giờ quên. Sau này, khi thành Hàm Đan bị phá hủy, Tần Thủy Hoàng đã đích thân xông tới và diệt trừ tất cả những kẻ đã bắt nạt 2 mẹ con ông trước đây.
Nỗi đau của Tần Thủy Hoàng 10 năm qua rốt cuộc là do bị cha bỏ lại. Tần Thủy Hoàng đối với cha mình vừa yêu, vừa hận.
5. Thái tử Đan, nước Yên
Thái tử Đan chính là người hạ lệnh cho Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng. Vụ việc xảy ra sau khi TẦn tiêu diệt nước Hàn và nước Triệu. Lúc này, căn cứ vào vị trí địa lý, khoảng cách từ nước Tần đến thủ đô các nước sẽ lần lượt là Ngụy, Sở, Tề, Yên. Theo đó, Yên sẽ là nước cuối cùng bị tiêu diệt. Tuy nhiên, sau sự kiện Kinh Kha hành thích vua Tần, Tần Thủy Hoàng đã tạm thời thay đổi chiến lược, ra lệnh cho Vương Bí đánh chiếm Kế Thành, thủ đô nước Yên.
Thái tử Đan vốn ở Tần làm con tin và có mối quan hệ tốt với Tần Thủy Hoàng, nhưng anh ta đã rời đi không lời từ biệt và lên kế hoạch trừ khử người bạn cũ của mình. Tần Thủy Hoàng rất tức giận khi bị bạn bè quay lưng như vậy.
4. Trường An quân Thành Kiểu
Thành Kiểu là em cùng cha khác mẹ với Tần Thủy Hoàng. Mặc dù Tần Thủy Hoàng được phong thái tử, nhưng ông lại chỉ ở nước Tần tổng cộng 3 năm kể từ khi về nước đến khi lên ngôi. Thành Kiểu thì ở nước Tần hơn 10 năm kể từ khi sinh ra. Tận dụng cơ hội này, Thành Kiểu đã gây dựng lực lượng để chống lại người anh của mình. Tần Thủy Hoàng đã phải vất vả chống lại Thành Kiểu vài năm mới giành chiến thắng.
3. Lã Bất Vi
Trong cuốn sử ký của mình, Tư Mã Thiên tuyên bố Lã Bất Vi mới là cha ruột của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, việc Tần Vương Doanh Chính là con Doanh Dị Nhân hay con Lã Bất Vi đã là đề tài tranh cãi hơn 2.000 năm mà không có kết luận. Khi lăng mộ Tần Thủy Hoàng một ngày nào đó được mở ra và tiến hành xác minh DNA thì mới có đáp án chính xác.
Điều đầu tiên khiến Tần Thủy Hoàng ghét Lã Bất Vi bởi Lã Bất Vi được gọi là trọng phụ (người cha thứ hai). Từ "cha" này không phải thứ có thể tùy tiện thêm vào, đặc biệt là đối với cha của các hoàng đế.
Điều thứ hai là việc Lã Bất Vi để Lao Ái đến hầu hạ Triệu Cơ, mẹ Tần Thủy Hoàng. Điều này khiến Tần Vương bị tổn thương tâm lý rất lớn.
Tất nhiên, Lã Bất Vi đã giúp đỡ Tần Thủy Hoàng rất nhiều, trong đó có việc tiêu diệt Trường An quân Thành Kiểu và Lao Ái. Có thể nói, Tần Thủy Hoàng vừa yêu, vừa hận Lã Bất Vi. Tuy nhiên, ông không xử tử Lã Bất Vi mà chỉ cách chức và điều đi xa.
Tần Thủy Hoàng có phải con của Lã Bất Vi hay không? Có lẽ cả Dị Nhân và Lã Bất Vi đều không biết sự thật, chỉ Triệu Cơ mới biết. Thậm chí, Triệu Cơ cũng có thể không biết. Nhưng cách đối xử của Tần Thủy Hoàng với Lã Bất Vi rõ ràng thể hiện sự thương xót.
2. Lao Ái
Lao Ái là một thái giám giả được Lã Bất Vi đưa vào cung để phục vụ thái hậu Triệu Cơ. Trong hậu cung nước Tần, thái hậu lại đang cùng người đàn ông khác ân ái, điều đó khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng khó chịu.
Không những vậy, Lao Ái lại chẳng biết giấu giếm khi tự xưng là cha dượng của vua. Khi có con riêng với Triệu Cơ, Lao Ái còn âm mưu cướp ngôi cho con. Cuối cùng, Lao Ái bị Tần Thủy Hoàng xử ngũ mã phanh thây. Toàn bộ gia đình hắn cũng bị xử trảm, 2 đứa con với thái hậu Triệu Cơ cũng không thoát. Tham gia khởi nghĩa Lao Ái có hơn 4.000 hộ gia đình và hơn 20.000 người. TẤt cả đều bị giáng làm nô lệ.
1. Triệu Cơ
Tần Thủy Hoàng và Triệu Cơ từ nhỏ đã nương tựa vào nhau, hai mẹ con phải chịu nhiều nhục nhã ở nước Triệu. Thời gian đầu, 2 mẹ con có mối quan hệ thân thiết, nhưng mọi thứ thay đổi khi Lã Bất Vi giao Lao Ái cho Triệu Cơ.
Triệu Cơ yêu Lao Ái say đắm, sẵn sàng sinh con cho hắn ta. Thậm chí, bà còn hỗ trợ Lao Ái trong âm mưu cướp ngôi con. Tần Thủy Hoàng vừa yêu vừa hận mẹ mình, trong đó lòng hận thù lớn hơn.
Tần Thủy Hoàng cả đời chưa từng lập hậu, cũng chưa từng có ghi chép ông có yêu thích bất kỳ người phụ nữ nào. Điều này có liên quan rất nhiều đến hình ảnh người mẹ trong lòng hắn.
Sau đó, Lao Ái bị tiêu diệt, Triệu Cơ bị giam trong cung, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cấm không ai được cầu xin. Khi có nhiều đại thần thương xót xin cho thái hậu, Tần Thủy Hoàng đã trảm 27 người, điều này đủ thấy mối hận của ông đối với mẹ sâu đến nhường nào.