Tối ngày 23/3, một động thái một động thái chưa từng có để hạn chế quyền tự do cá nhân nhằm ngăn Covid-19 đã được Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố, đó là lệnh phong tỏa toàn quốc.
Ông tuyên bố, những biện pháp này sẽ chính thức có có hiệu lực ngay tức thì và kéo dài ba tuần đến hết ngày 13/4, sau đó sẽ xem xét lại.
Tuy nhiên, dù đã có biện pháp ngăn chặn tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì các biện pháp của Anh vẫn được đánh giá là chậm chạp và nửa vời so với các nước khác. Minh chứng cho điều đó là rất ít người dân tuân thủ.
Chưa đầy 12 tiếng sau bài diễn văn trước toàn dân của Thủ tướng Johnson, ga tàu điện ngầm London vẫn chật ních hành khách và nhiều người vẫn thoải mái ngồi ăn uống cùng nhau trong các căng tin chung.
Hình ảnh này hoàn toàn trái ngược với quy định mới của chính phủ, trong đó có quy định không cho phép tụ tập quá hai người tại nơi công cộng. Cảnh sát Anh đã phải vào cuộc để đảm bảo chỉ những người thực sự cần thiết được phép sử dụng hệ thống tàu điện ngầm London.
Nhưng đáng tiếc không chỉ riêng hệ thống tàu điện ngầm, nhiều khu vực công cộng ở khắp London đều chứng kiến "sự thất bại" của nguyên tắc cách biệt cộng đồng.
Hôm 29/3, bài viết đăng trên Telegraph phản ánh tình trạng nhiều người vẫn xuất hiện trên hè phố trong khi mắt dán vào điện thoại, nhiều người mẹ buôn chuyện sôi nổi khi đẩy con dạo phố, những người khác thản nhiên dắt chó đi dạo hay vừa chui ra từ quán rượu hoặc sân bóng.
Ở một diễn biến khác, công viên vẫn đông đúc bất chấp những biển hiệu cảnh báo mọi người nên duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu 2m, nhiều người vẫn tụ tập. Thay vì sử dụng khẩu trang, họ dùng một mảnh vải để che mặt.
Shilling nhận định việc người London "phớt lờ" lệnh phong tỏa có thể là do họ có thói quen gặp gỡ, tụ tập nhau hoặc đơn giản là không thể từ bỏ những thói quen của người thành phố.