Cuộc sống luôn có nhiều hiện tượng kỳ lạ mà con người chưa tìm hiểu được hết hoặc chưa thể lý giải. nếu không được ghi lại bằng camera, có lẽ nhiều người thậm chí còn không tin đây là sự thật. Dưới đây là 4 hiện tượng được chụp lại khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Cây chảy máu
Đây là cây Corymbia opaca có nguồn gốc từ Úc. Ngoài tên khoa học của mình, loài cây này còn được người dân nơi đây gọi là cây máu sa mạc. Vẻ ngoài của cây hết sức bình thường, không có vẻ gì đặc biệt. Mọi người chỉ thực sự ngỡ ngàng khi cây chảy nhựa.
Nhựa của cây không phải màu trắng sữa như thông thường mà đặc quánh, mang một màu đỏ tươi, hệt như máu. Nhựa cây chảy xuống từng dòng và rất nhanh khô, bám chặt vào cây. Bởi vậy mà nhiều người khi mới quan sát đã cảm thấy ngỡ ngàng.
Nhựa của loài cây này rất tốt, có Công dụng tuyệt vời với người dân khu vực này. Họ thường trộn nhựa cây Corymbia opaca với mỡ động vật để làm mỹ phẩm bôi lên xa hoặc sử dụng chúng hỗ trợ trong công tác nhuộm màu.
Nhiều nơi, cây Corymbia opaca cũng là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để chế biến thuốc chữa cảm. Thân cây cũng có thể được tận dụng để chế tác đồ nội thất trong nhà.
Biển tự tách đôi
Tại vùng biển đảo Jindo và Modo của Hàn Quốc, hàng năm vẫn xảy ra hiện tượng vùng biển đột ngột bị chia đôi. Đây là hiện tượng tự nhiên, không có sự nhúng tay của con người. Chúng sẽ xuất hiện từ 2 đến 3 lần 1 năm, thường vào khoảng tháng 3 và tháng 6, khung giờ từ 5giờ 30 đến 7h tối.
Con đường tách đôi mặt biển này có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40 mét, nối liền hai đảo Jindo và Modo. Đây là hiện tượng thiên nhiên siêu kì thú, luôn được người yêu thích du lịch săn đón. Khi con đường lộ ra, rất nhiều sinh vật biển như sò, ốc, rong biển cũng sẽ “lộ diện”, mọi người có thể thoải mái “sống ảo” mà không lo con đường bị sụt lún.
Loài cây "hoá thạch sống" có tuổi đời hơn 1000 năm
Tại sa mạc Namib thuộc Namibia, quốc gia ở phía nam châu Phi, có một loài cây "hoá thạch sống" vô cùng đặc biệt có tên là Bách Lan. Khi mới nhìn, nhiều người sẽ cho rằng trông chúng thiếu sức sống, héo mòn, xơ xác. Thực chất, cây Bách Lan nhìn “tưởng vậy mà không phải vậy”, chúng sinh trưởng rất tốt, tuổi đời lại có thể kéo dài đến hơn 1000 năm.
Trong điều kiện lượng mưa chỉ 9mm/năm tại sa mạc Namib, cây Bách Lan vẫn có thể phát triển rất tốt. Bộ rễ và thân cây khá ngắn, 2 lá không bao giờ rụng trong suốt tuổi đời cây. 2 chiếc lá này trải qua thời gian bị gió thổi và xé thành nhiều mảnh, rủ xuống mặt đường tạo nên hình dáng độc lạ. Vì có nhiều lá rủ xuống mà người dân ở đây còn gọi cây Bách Lan là "bạch tuộc sa mạc".
Đàn chim hàng ngàn con tạo vệt đen uốn lượn trên trời
Chim thường bay theo đàn, chủ yếu là theo hình chữ V. Tuy nhiên tại một số vùng và với 1 số loại chim, chúng lại chọn bay theo một nhóm lớn, tạo thành một mạng lưới dày đặc trên bầu trời.
Chúng bay như vậy là để có thể di chuyển dễ dàng và tiêu tốn ít năng lượng hơn khi bắt đầu một hành trình dài. Khi bay, đàn chim cũng không đi theo đường thẳng tắp mà có sự uốn lượn nhịp nhàng. Từ dưới nhìn lên, cảnh tượng giống như một dải lụa mềm mại bay trong gió hết sức đẹp mắt.
Tuy nhiên cảnh tượng này không thường xuyên xuất hiện, bởi vậy nhiều người đã phải tìm đến cánh đồng nơi đàn chim có thể đi qua, nghỉ ngơi vài ngày đến vài tuần ở đó để chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp.
Hiện nay, thiên nhiên đang có nhiều biến đổi tiêu cực hơn do sự nóng lên của Trái Đất dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Bởi vậy muốn bảo vệ những điều kì lạ này, trước hết con người cần biết cách sống xanh, tích cực góp phần bảo vệ Trái Đất.