Các nước Đông Á đang tăng cường những biện pháp cứng rắn phản đối việc Trung Quốc có những hành động gây phức tạp ở Biển Đông.
Chủ nhật tuần trước, lần đầu tiên sau 15 năm, một tàu ngầm của Nhật Bản đã cập cảng ở Philippines, đánh dấu một bước tiến lớn trong hợp tác an ninh giữa hai nước. Trong tuần vừa qua, Việt Nam đã bắt giữ một tàu Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải của mình, Indonesia cũng đã sử dụng máy bay chiến đấu F-16 để bảo vệ lãnh thổ.
Tàu khu trục và tàu ngầm Nhật Bản cập cảng Philippines, gần khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Ảnh: Getty |
Trong cuộc gặp gỡ của mình với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Barack Obama đã chuyển lời một vị quan chức mô tả quan điểm của Washington trước những hành vi của Trung Quốc là “một chỉ trích vô cùng trực tiếp và thẳng thắn”. Ngày 3/4 vừa qua, Mỹ và Philippines đã bắt đầu một cuộc tập trận thường niên. Điều này chắc chắn rằng, Philippines có thể dựa vào Mỹ để chống lại Bắc Kinh.
Biển Đông là một một khu vực giàu tài nguyên và có vai trò như là một tuyến đường thủy quan trọng khi đóng góp 5 nghìn tỷ đô la trong thương mại. Trung Quốc đã tham gia vào một chiến dịch để biến những rạn san hô và bãi đá ngầm tranh chấp trở thành những hòn đảo nhân tạo với sân bay và các công trình quân sự khác. Điều này đã cảnh báo các nước láng giềng về quyền chủ quyền và lo sợ Trung Quốc sử dụng những hòn đảo này để can thiệp vào quyền hàng hải của các nước khác trong việc khai thác dầu khí và đánh bắt cá.
Kết quả của sự căng thẳng gia tăng là một thỏa thuận quốc phòng mới sẽ cho phép Mỹ triển khai vũ khí và quân đội tới năm căn cứ quân sự tại Philippines trong hơn 20 năm. Một hành động khác cũng đánh dấu sự gia tăng chi phí quân sự cho khu vực. Gần đây, Mỹ đã tiến hành 2 cuộc tuần tra với sự tham gia của tàu chiến và máy bay vào lãnh thổ mà Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng.
Philippines đang thách thức khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết những vùng tranh chấp ở Biển Đông tại tòa án Trọng tài quốc tế, và một quyến định dự kiến sẽ được thông qua vào cuối tháng 6. Mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển trong đó đảm bảo không cản trở việc đi lại vì mục đích thương mại, đánh bắt cá và thăm dò dầu. Tuy vậy nước này từ chối sự tham gia trong trường hợp của Philippines. Các quan chức Mỹ lo ngại Bắc Kinh có thể phủ quyết quyết định của tòa án, thậm chí còn tăng cường hơn nữa các hành động xây dựng đảo.
Mỹ, với vị trí trung lập trong tranh chấp chủ quyền, đã đẩy tất cả các nước, đặc biệt là Trung Quốc, dừng lại việc quân sự hóa. Mỹ cũng hứa sẽ công nhận bất cứ bên nào thắng theo quyết định của trọng tài. Trong cuộc họp không ghi nhận bất kì bước đột phá nào giữa ông Tập và Obama, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh mong muốn “không xảy ra xung đột và đối đầu” với Mỹ. Tuy vậy, với một loạt những động thái gây căng thẳng, dường như Trung Quốc không muốn giải quyết tranh chấp hàng hải bằng con đường hòa bình.
Như Ngọc (New York Times)