Chiến lược củng cố chủ quyền quốc gia và tăng cường sự nguyên trạng trên biển của tổng thống Indonesia Joko Widodo đang được thử nghiệm bằng vụ các tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào khu vực đảo Natuna.
Những lời chỉ trích của Bộ trưởng bộ Thủy sản và Các vấn đề hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti dành cho Trung Quốc là bước đi đầu tiên trong loạt động thái phản ứng miễn cưỡng nhưng cần thiết của chính quyền Jokowi. Điều này trái ngược với quá khứ khi mà Indonesia không có khả năng làm vậy.
Đây không phải lần đầu Indonesia đấu tranh với sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. 4 năm qua, những nỗ lực thi hành luật đánh bắt của Jakarta thông qua việc bắt giữ các nư dân Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này đã dẫn tới một loạt các cuộc đối đầu giữa Cơ quan thực thi Luật thủy sản Trung Quốc và các tàu thực thi pháp luật Indonesia. Từ trước tới nay, Bộ Ngoại giao Indonesia luôn cố "chuyện lớn hóa nhỏ" để duy trì quan hệ với Trung Quốc.
Trong khi những sự kiện như thế này không liên quan tới tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Natuna thì EEZ mà quần đảo này tạo ra lại chồng lấn với "đường 9 đoạn" trái phép của Trung Quốc. Trước đó, Bộ Ngoại giao Indonesia đã yêu cầu làm rõ tính pháp lý của "đường 9 đoạn" nhưng vẫn không nhận được hồi đáp. Việc ông Pudjiastuti triệu hồi đại sứ Trung Quốc tại Indonesia, Xie Feng, vào ngày 21/3 đẻ thảo luận về tuyên bố mới nhất của nước này - các ngư dân đánh bắt trong "ngư trường truyền thống của Trung Quốc" - cũng mà làm rõ được vấn đề này. Thay vào đó, vụ việc lần này rõ ràng là sự thách thức mà Trung Quốc dành cho quyết tâm của Jakarta.
Cho đến nay, chính quyền Jokowi đã rất thận trọng với Trung Quốc. Sự thể hiện này được thể hiện rõ ràng trong sự do dự khi đánh chìm tàu Trung Quốc. Họ nói việc này nằm trong "Chính sách đánh chìm tàu chống lại đánh bắt trái phép". Chính quyền đã phải tiết chế trong vòng 6 tháng sau đó mới đi đến quyết định phá hủy một con tàu của Trung Quốc vào ngày 20/5/2015. Tàu này bị bắt từ năm 2009.
Cách tiếp cận mềm mỏng của Indonesia đối với các tàu đánh bắt trái phép của Trung Quốc - so với hành động phá thẳng tay đối với tàu của các nước láng giềng khác - đã trở thành trò cười. Hơn nữa, đây là dấu hiệu chothaays sự mâu thuẫn ngoại giao của Indonesia. Căng thẳng tại vùng biển quanh quần đảo Natuna leo thang hồi tuần trước có khả năng gây tổn hại cho quan hệ ngoại giao tích cực được phát triển giữa Indonesia và Trung Quốc trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.
Vào năm 2013, Indonesia và Trung Quốc đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược sâu rộng, mở rộng quan hệ hợp tác giữa 2 nước, nhấn mạnh đặc biệt vào đầu tư kinh tế. Cũng trong thời gian đó, 2 nước đã ban hành một số sáng kiến hợp tác an ninh, trong đó có thỏa thuận huấn luyện chung chống khủng bố và cùng phát triển các tên lửa chống tàu. Chính quyền Jokowi rất muốn giữ lại mối quan hệ kinh tế và an ninh này bởi chúng rất cần để thực hiện các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trong nước và lời hứa ngăn chặn làn sóng bất bình đẳng kinh tế được đưa ra trước bầu cử.
Nhưng Indonesia không thể cứ nhắm mắt làm ngơ trước những động thái gây hấn của Trung Quốc tại vùng biển của mình với hy vọng điều này không leo thang. Hơn nữa, tham vọng chính trị của ông Jokowi - tạo ra một "cường quốc" - và chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân túy, dân tộc đòi hỏi ông giải quyết các vấn đề trên biển với Trung Quốc, để không xuất hiện một cách yếu thế trước công chúng.
Tàu khu trục Hải Khẩu 171 của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia |
Ông Jokowi chỉ có một số lựa chọn để giải quyết sự xâm nhập của Trung Quốc. Đầu tiên là thể hiện thái độ không hài lòng dứt khoát, có tính toán đối với Trung Quốc, có thể tính từ vụ triệu hồi đại sứ để làm chậm trễ các sáng kiến song phương được nêu chi tiết trong Đối tác chiến lược Toàn diện tháng 10/2013. Trong khi tất cả điều này có thể tăng cường nhận thức về quyết tâm của Indonesia ở cả trong nước lẫn quốc tế, thì nó lại có thể làm mất đáng kể các khoản đầu tư từ Trung Quốc mà Indonesia đang rất cần cho nền kinh tế sút kém của mình.
Thứ hai, ông Jokowi có thể nỗ lực phối hợp để tạo dựng một liên minh mạnh hơn ở trong nước lẫn khu vực nhằm hạn chế sự áp chế cường độ thấp của Trung Quốc. Điều này đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ từ ông Jokowi để giải quyết sự khác biệt giữa Lực lượng Vũ trang Indonesia và Bộ Ngoại giao.
Thứ ba, ông Jokowi có thể hướng tới trạng thái cân bằng thông qua việc khuyến khích mua tàu tuần tra bờ biển của Nhật Bản hay cho phép Hải quân Mỹ cập cảng nước này nhiều hơn. Tuy nhiên, việc hợp tác công khai với Mỹ hay Nhật Bản lại tạo ra sự nghi ngờ đối với truyền thống "không liên kết" có từ lâu của Indonesia.
Ở cấp độ hoạt động, ông Jokowi cũng có thể tìm cách đẩy nhanh việc tăng cường khả năng giám sát và trinh sát của Indonesia cũng như tăng cường bảo vệ bờ biển và các tàu đánh cá của mình. Tuy nhiên, Indonesia sẽ gặp khó khăn khi cố tìm nguồn lực cho những cải tiến này.
Cho dù ông Jokowi lựa chọn cách nào thì đó cũng phải quyết định ông muốn và nền kinh tế Indonesia sẽ phải trả giá. Nhưng cuối cùng, ông Jokowi cũng không có lựa chọn nào khác.
Bảo Linh (National Interest)