Vào tháng 11/2004, một chiếc máy bay chở khách từ Côn Minh đã hạ cánh xuống Trùng Khánh. Nhân viên sân bay kiểm tra thiết bị hạ cánh như thường lệ và rất ngạc nhiên khi phát hiện một chiếc áo khoác trên đó. Họ nhanh chóng kiểm tra bên trong kho hàng và phát hiện một cậu bé đang nằm cuộn tròn lại.
Mặc dù sắc mặt tái nhợt nhưng cậu bé vẫn còn thở. Trải qua 90 phút trong tình trạng cực lạnh và thiếu oxy, sau khi được cấp cứu, cậu bé sống sót thần kỳ.
Tại sao cậu bé lại thực hiện một hành động nguy hiểm như vậy? Đứa trẻ đó hiện giờ ra sao?
Ai đang nói dối?
Đứa trẻ trong câu chuyện này tên là Liang Panlong. Sau khi nghe tin, mẹ của cậu bé là Zuo Jun đã vội vàng từ Hoài Hóa đến Hồ Nam. Nhưng điều chờ đợi bà là một câu hỏi nghiêm túc.
Hóa ra, sau khi cậu bé đu càng máy bay và được giải cứu, cảnh sát đã hỏi lý do tại sao làm vậy. Theo mô tả của Liang Panlong, bố mẹ cậu bé đã ly hôn và không còn quan tâm đến con trai. Cậu bé đói đến mức phải bỏ nhà ra đi và bám càng máy bay như vậy.
Nếu đúng như lời đứa bé nói thì bố mẹ Liang Panlong phải đối mặt với nghi vấn bạo hành trẻ em. Vì vậy, ban đầu cảnh sát chọn tiến hành điều tra riêng biệt. Không ngờ, mẹ Liang Panlong lại đưa ra tuyên bố hoàn toàn trái ngược.
Zuo Jun phủ nhận tất cả những gì con trai nói. "Tôi không biết tại sao thằng bé bỏ đi, nhưng chắc chắn không phải vì đói hay khát. Thực tế, mỗi lần nó bỏ nhà đi đều không có dấu hiệu báo trước". Người phụ nữ cho biết đây là lần thứ 3 con trai bà bỏ nhà đi.
Trước khi bỏ trốn, Liang Panlong là học sinh năm nhất trường trung học cơ sở số 5 Hoài Hóa. Bình thường, cậu bé rất ngoan, tuy hơi nghịch ngợm nhưng thành tích học tập vẫn tốt nên các thầy cô trong trường đều quý mến.
Nhưng đầu năm 2004, Liang Panlong chạy đến Trương Gia Giới vào tháng 3 và Quý Dương vào tháng 9. Lần này, cậu bé leo lên hẳn máy bay trốn đến Côn Minh.
Hai lần đầu tiên kéo dài không lâu và người nhà nhanh chóng tìm thấy cậu thông qua báo chí và các phương pháp khác. Lần này, Liang Panlong đã mất tích 11 ngày, ngay cả bố cậu bé đang làm ở Quảng Đông cũng phải xin nghỉ việc để về nhà tìm con.
Lời nói của mẹ Liang Panlong thực ra rất dễ xác minh. Sau khi liên hệ với cảnh sát địa phương và hàng xóm quanh nhà, người tác biết được bà nói thật. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao Liang Panlong lại nói dối?
Thì ra, Liang Panlong vừa mới thoát khỏi nguy hiểm, nghĩ rằng mình gây ra họa lớn nên đã phải bịa chuyện để bào chữa. Cậu bé tạo ra một tình huống bi thảm để khơi dậy sự đồng cảm của mọi người. Tưởng rằng sẽ thoát nạn, không ngờ lại bị cảnh sát điều tra tới cùng.
Dù những gì Liang Panlong làm là sai nhưng bố mẹ cậu bé chưa bao giờ trách mắng con. Bà Zuo Jun thậm chí còn ôm con vào lòng và khóc: "Thật tốt khi nó vẫn còn sống".
Được sự an ủi của cha mẹ, Liang Panlong từ từ buông bỏ cảnh giác và kể lại chi tiết việc mình đã leo lên máy bay như thế nào. Tuy nhiên, vẻ mặt những người xung quanh ngày một nghiêm túc hơn.
Bạn đồng hành mất mạng, kinh hoàng ở trên cao
Vào tháng 11/2004, Liang Panlong một lần nữa muốn phiêu lưu theo ý thích. Cậu bé vẫn không mang theo gì, chỉ quấn áo khoác và lên đường.
Liang Panlong giả vờ trèo qua lan can nhà ga một cách tự nhiên và trà trộn vào các hành khách để lên tàu. Với kinh nghiệm trốn thoát hai lần trước đó, Liang Panlong đã quen đường.
Khi tỉnh dậy, cậu bé nhận ra mình đã đến Côn Minh. Do không xuất trình được giấy tờ tùy thân và vé tàu nên Liang Panlong bị người soát vé đuổi xuống, được đưa tới trạm cứu hộ.
Ở đó, Liang Panlong được ăn no, ngủ ngon và vẫn chưa muốn kết thúc chuyến lang thang của mình. Lúc này, Liang gặp một cậu bé khác tên Shuqing, đang mâu thuẫn với bố mẹ nên bỏ nhà đi.
Cả 2 đứa trẻ đều không muốn về nhà nên đã trốn khỏi trạm cứu hộ. Chúng đi bộ cho tới khi đến bãi cỏ bên ngoài sân bay Côn Minh, rồi lẻn vào trong.
Chưa từng đi máy bay bao giờ nên chúng rất tò mò về vật thể khổng lồ trước mặt. Hai đứa trẻ động viên nhau, lặng lẽ tiến đến gần chiếc máy bay, leo lên bám vào càng.
Chiếc máy bay đang chờ khởi hành, bắt đầu khởi động. Hai đứa trẻ ở 2 đầu cabin nhận thấy tình hình không ổn. Liang Panlong nhanh chóng nắm lấy một thanh kim loại phía trên bánh xe để ổn định cơ thể, Shuqing thì không nắm bất cứ thứ gì.
Máy bay cất cánh không lâu thì Shuqing trượt xuống và biến mất. Sau đó, cảnh sát mới phát hiện còn một đứa trẻ khác, lập tức cử người đi tìm kiếm nhưng đáng tiếc Shuqing đã không qua khỏi.
Thừa nhận sai lầm và bắt đầu lại
Sau đó, Liang Panlong cảm thấy rất ồn ào. Máy bay cất cánh thuận lợi, càng đáp đóng lại, cậu bé ôm chặt cột kim loại.
Trong chuyến bay kéo dài một tiếng rưỡi, Liang Panlong ban đầu cảm thấy lạnh, sau đó còn thấy hơi nóng nên đã cơi áo khoác. Chính chiếc áo này hiến phi hành đoàn phát hiện ra cậu ta.
Khi máy bay hạ cánh, bánh xe hạ xuống, Liang Panlong trượt khỏi cột kim loạt, toàn thân treo lơ lửng trên không. Cậu bé nắm lấy cột, leo lên rồi trở lại cabin, cứ như vậy cho đến khi ngất đi.
Sau sự việc, thể trạng của Liang Panlong rất tệ trong một thời gian dài. Đứa bé thường thức dậy lúc nửa đêm do bị chuột rút ở chân, thậm chí còn thấy máu chảy ra từ tai. Liang Panlong được chẩn đoán thoái hóa màng nhĩ tai phải, thủng màng nhĩ tai trái và có khả năng điếc tạm thời. Đây là những hậu quả của viêm tai giữa do bay và tổn thương thính giác do tiếng ồn.
Sự ấm áp mà cậu bé trải qua giữa chuyến bao là ảo giác do ở trong trạng thái cực lạnh. Nhiêu người đã chết cóng nhưng trước đó còn cởi bỏ quần áo là do ảo giác này.
Sau đó, cha mẹ Liang Panlong quyết định đổi tên cho con vì họ cảm thấy cái tên này mang lại tai họa. Giờ đây, cậu bé có tên là Liang Zishong, tính cách cũng thay đổi không ít.
Liang Zishong nỗ lực học tập và đỗ trường Học viện Mỹ thuật Tứ Xuyên, sau đó ổn định cuộc sống và xây dựng gia đình riêng. Hiện tại, anh điều hành một cửa hàng thú cưng, sống cuộc sống bình yên.