Sáng 22/4, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Bị cáo là Nguyễn Trần Hoàng Phong (SN 1988, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM). Bị hại là chị Nguyễn Thị Bích Hường (SN 1990, quận Phú Nhuận) là nữ tiếp viên hàng không bị thương tật 79% và ông Lê Mạnh Thường (SN 1956) là tài xế Grabbike bị tước đi mạng sống.
Cho đến nay, gia đình 2 nạn nhân chưa nhận được một lời hỏi thăm hay một đồng đền bù nào từ gia đình bị cáo Phong. Trong khoảng thời gian bị tạm giam, Phong còn sang tên căn hộ cho mẹ để trốn trách nhiệm đền bù thiệt hại. Tại phiên tòa sáng nay, khi chủ tọa chất vấn về việc sang tên này, Phong cho biết mình làm vậy để mẹ làm thủ tục khắc phục hậu quả cho bị hại.
Lúc này, bà Họa Mi, mẹ bị cáo cho biết nguyện vọng của con cũng là nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, do căn nhà không có sổ hồng nên không thể thế chấp ngân hàng, đồng thời không mượn được tiền để khắc phục hậu quả cho bị hại. Chủ tọa hỏi tại sao không thế chấp căn nhà với ngân hàng để khắc phục hậu quả. Mẹ Phong vừa khóc vừa nói do căn nhà là tài sản duy nhất của gia đình, nếu thế chấp hay bán đi thì họ không biết sống ở đâu.
Câu trả lời của mẹ bị cáo Phong đã khiến cư dân mạng vô cùng bất bình. "Căn nhà là tài sản duy nhất. Vậy chân cuản gười ta không phải duy nhất? Chân có thể tự mọc lại hay có thể lành lặn trở lại sau bao nhiêu thương tích?", "Kể cả là gia sản 1 hay 10 cái nhà thì cũng phải trả giá cho những thứ mình gây ra. Hậu quả để lại, mất mát đau thương của người ta bà có nghĩ được?", "Trả lời kiểu vô đạo đức vậy trời. Bà lo cho tài sản của bà thôi, ông con với người bị hại thì mặc kệ rồi", "Chú grab là cái máy in tiền duy nhất của cả gia đình chú ấy. Cuộc sống của gia đình chú ấy đã như thế nào khi chú không còn trên cõi đời này nữa. Đúng là mẹ nào con nấy".