Nhật báo Malay cho biết giám đốc Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia, Agus Wibowo Soet đã giải thích rằng hiện tượng có tên "Tán xạ Rayleigh" là do sự di chuyển của khói mù giữa các điểm nóng.
Nhà thiên văn học người Indonesia Marufin Sudibyo cũng giải thích rằng bầu trời không chuyển sang màu đỏ do nhiệt độ tăng đột ngột. "Tán xạ Reyleigh xảy ra khi ánh sáng bị khói, bụi hoặc các hạt trong không khí phân tán, lọc các bước sóng ngắn hơn và giải phóng những bước sóng dài hơn trong phổ màu cam hoặc màu đỏ, khiến khu vực trông có vẻ mờ và đỏ", ông nói.
Ông Marufin cũng cho biết trong trường hợp của tỉnh Jambi, mật độ các hạt vi mô và hạt nano trong không khí đủ lớn để khiến nó đậm đặc hơn nhiều so với không khí bình thường. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng hiện tượng này không có bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến thị lực của con người.
Được biết hiện tượng tương tự cũng được báo cáo tại Indonesia sau khi núi lửa Krakatau phun trào năm 1883 và sau khi núi lửa Pinatubo phun trào năm 1991.
Trước đó, những hình ảnh và video về bầu trời đỏ lúc 11h sáng ngày 22/9 tại Jambi đã lan truyền trên mạng xã hội.