Frederick Wells là một quản lý mỏ người Anh làm việc ở châu Phi. Sự việc xảy ra với ông vào hồi đầu năm 1905, khi ông đi kiểm tra công trường thì bỗng vấp phải một cục đá bằng nắm tay. Vô cớ bị ngã dúi dụi, quá tức giận ông toan cầm cục đá định ném đi xa cho bõ tức thì chợt phát hiện điều kỳ lạ.
Mảnh thủy tinh dưới ánh sáng mặt trời bỗng phát ra tia lấp lánh ngăn hành động của ông lại. Ngay lập tức, Frederick lấy chiếc dao nhỏ cạy hết đất bao quanh, lau chùi sạch sẽ rồi đem về nhà nghiên cứu.
Frederick càng cảm thấy khó tin hơn khi viên đá cứ gặp ánh sáng lại phát ra màu sắc cầu vồng đầy mê hoặc. Hóa ra, mảnh thủy tinh đáng ghét lại là viên kim cương lớn nhất thế giới được tìm thấy từ trước đến nay.
>> Xem thêm: Rạch bụng chó Kỷ Băng Hà tắc thở vì ăn no, nhà khoa học phát hiện bí mật chấn động lịch sử
Nó được đặt tên theo người chủ khu mỏ Thomas Cullinan. Sau khi được xác lập kỷ lục, nó đã được mọi người ưu ái đặt cho danh hiệu "Ngôi sao sáng nhất châu Phi".
2 năm sau, số phận của viên kim cương đã thay đổi. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 66 của Vua Edward VII, chính quyền thuộc địa Transvaal không ngần ngại bỏ ra 1,6 triệu Euro để mua lại viên kim cương Cullinan làm vật cống tặng.
Tuy còn nhiều băn khoăn, nhưng Vua Edward VII vẫn vui vẻ đón nhận món quà vô giá này và hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ nó trong bảo tàng hoàng gia mãi mãi.
Vì là một viên kim cương khổng lồ, rất có giá trị nên nó không tránh được ánh mắt nhòm ngó của những tên trộm. Chính vì vậy, việc vận chuyển viên kim cương rời Nam Phi đến Anh là một hành trình ly kỳ và gian truân.
>> Xem thêm: Cải tạo hố sình lầy cổ, vô tình 'gọi dậy' cả đàn 'quái thú' bị niêm phong
Để tránh viên kim cương bị đánh cắp, nhà chức trách đã quyết định làm giả một viên kim cương y hệt, đặt trong một két sắt và mang lên tàu, xung quanh có lính canh cả ngày lẫn đêm. Trong khi đó, khối kim cương thật được gửi bằng thư qua đường bưu điện tới cung điện Buckingham 1 tháng sau đó.
Ngay sau khi cập bến nước Anh, viên kim cương có giá trị bằng cả 1 thành phố được đưa tới xưởng chế tác kim cương của nghệ nhân chế tác kim cương điêu luyện nhất thời bấy giờ - ông Joseph Asscher.
Sau 3 tháng ròng rã nghiên cứu cách cắt tách viên kim cương sao cho không lãng phí dù chỉ là một mảnh vụn, ông đã đưa nhát cắt đầu tiên. Nhưng thật không may lưỡi dao bị vỡ, khiến các mảnh vụn kim cương bị rơi ra. Chính điều này đã khiến Joseph Asscher giam mình vài ngày như sự hối lỗi về sai sót của mình.
Cuối cùng, công việc cũng hoàn thành, Joseph Asscher vui sướng vô cùng tới nỗi đã ngất đi 38 ngày. Sau khi ông tỉnh lại, nghệ nhân bậc thầy này đã tách thành công 9 viên kim cương có kích cỡ khác nhau và 96 viên nhỏ từ những mảnh vụn trong quá trình cắt viên kim cương khổng lồ.
>> Xem thêm: Bắt được cục đá thối ở bờ biển, cặp vợ chồng được định giá bán 3,5 tỷ đồng
Viên kim cương lớn nhất mang tên Cullinan I được chế tác có hình trái lê với 78 mặt, nặng 530,2 carat, nó được đặt ở nơi cao nhất trên cây quyền trượng Hoàng gia. Viên kim cương lớn thứ 2 là Cullinan II nặng 317.40 carat được đặt trước trung tâm của vương miện Hoàng gia của Vương quốc Anh.
Các chuyên gia lão luyện cho biết giá trị của viên kim cương lớn nhất thế giới là vô giá vì cho đến nay chưa có một viên kim cương nào đạt được kích thước, độ trong suốt và có màu sắc đẹp được như Cullinan.
>> Xem thêm: Lang thang trong thành phố vĩnh cửu bỗng rơi thụp xuống mật thất chứa xác ướp Ai Cập
Kể từ khi được cống tặng tới nay, nó cũng chưa bao giờ được Hoàng gia Anh định giá hay đấu giá. Tuy nhiên giá trị ước tính của viên kim cương khổng lồ này sẽ không bao giờ dưới 2 tỷ USD.