Tổ tiên của nhà Thanh là một bộ lạc du mục ở phương Bắc với nghề chính là cưỡi ngựa và săn bắn.
Do đặc tính này mà trang phục của người Thanh được thiết kế dày, dài với phần cổ tay áo theo hình móng ngựa vừa giữ ấm cổ tay vừa dễ giương cung bắn.
Sau khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng trung tâm, văn hóa của hai tộc người này đã có sự tiếp biến sau hàng trăm năm. Trang phục của người Mãn cũng dần có sự kết hợp các yếu tố Hán, phần tay áo được thiết kế rộng hơn.
Liên quan đến lễ nghi diện kiến vua, chỉ có triều Thanh mới xuất hiện hành động phát hai ống tay áo này và chúng mang một ý nghĩa sâu xa ít ai biết.
- Hành động này thực chất được xem là hình thức thể hiện sự tôn trọng văn hóa của người Hán.
Hành động này cũng có ý nghĩa phủi sạch bụi trần trên cơ thể, thể hiện sự tôn kính với người mà mình đang hành lễ.
- Hành động phất tay áo cũng để chứng minh với hoàng thượng rằng mình không mang theo vũ khí.
Đa phần tay áo của người xưa được khâu bằng túi và đa phần để các vật dụng. Để ngừa âm mưu đặt vũ khí trong áo tay nên những quan trong triều đại nhà Thanh đã chứng minh rằng không có gì trong tay áo họ bằng cách phất tay áo của họ. Điều này thể hiện lòng trung thành của quan đối với bậc chí tôn.
- Một trong những lý do cuối cùng và quan trọng nhất cho hành động phất tay áo là để giúp hoàng thượng công nhận mình là người ngay thẳng và trung thực.
Đa phần các quan ngày xưa đều chú trọng khía cạnh này, do đó việc phất hai ống tay áo không chỉ giúp hành động chầu vua thêm trang trọng mà còn thể hiện phẩm giá của kẻ bề tôi.