Các đại sứ EU đến nay vẫn không đạt được thỏa thuận về một gói trừng phạt mới chống lại Nga khi Hungary tiếp tục phản đối lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga, tờ Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho hay. Đến nay, EU đã đưa ra 5 gói trừng phạt để đáp trả cuộc tấn công quân sự của Moscow đang diễn ra tại Ukraine.
Đầu tuần trước, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyden xác nhận các đề xuất về gói trừng phạt thứ 6, trong đó có một sắc lệnh cấm vận toàn bộ dầu Nga được thực hiện dần dần. Cho đến nay, đây được cho là biện pháp cứng rắn nhất đối với chính EU. Tính đến năm 2021, toàn khối nhận được 25% lượng dầu nhập khẩu từ Nga, theo số liệu của Eurostat.
Thừa nhận sự phản đối của Hungary và Slovakia, 2 quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu Nga, EU đã đề nghị 2 nước cùng Cộng hòa Czech hoãn thực hiện lệnh trừng phạt cho đến năm 2024. Các nước khác sẽ sớm chuyển sang các nguồn cung thay thế, chậm nhất là vào đầu năm sau.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Bloomberg, sự nhượng bộ này không đủ để thuyết phục Hungary. Budapest tiếp tục phản đối thỏa thuận này trong cuộc họp của 27 đại sứ EU ngày 8/5. Hai ngày trước đó, Thủ tướng Hungary Victor Orban nói rằng lệnh cấm dầu sẽ là một "quả bom nguyên tử đối với nền kinh tế nước ông và ông muốn EU cho Hungary 5 năm để thay thế dầu Nga.
Nhưng lệnh cấm dầu dường như không phải vấn đề duy nhất của gói trừng phạt. Đề xuất cấm cung cấp các tàu và dịch vụ cần thiết để vận chuyển dầu Nga đến các nước thứ 3 cũng khiến Hy Lạp và Cyprus không hào lòng, muốn hoãn lại.
Các biện pháp khác được đề xuất trong gói trừng phạt mới gồm loại nhiều ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, cấm các tổ chức và cá nhân Nga mua tài sản ở châu EU. Mọi biện pháp phải được 27 nước thành viên của khối nhất trí thông qua.
Vào cuối tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bình luận về những lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây (cả những biện pháp đã được thực hiện và đang thảo luận). Ông chỉ trích hành vi của một số chính trị gia, những người đang kêu gọi người dân "ăn ít hơn, mặc quần áo nhiều hơn, sử dụng hệ thống sưởi ít hơn, từ bỏ việc đi du lịch" để thể hiện sự "đoàn kết trừu tượng" ở Bắc Đại Tây Dương.
Nga đã tấn công Ukraine sau khi nước này không tuân thủ thỏa thuận Minsk ký năm 2014. Đây là thỏa thuận do Đức và Pháp làm trung gian để trao cho 2 khu vực Donetsk và Lugansk trạng thái đặc biệt ở Ukraine.
Kiện Kremlin từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố trung lập, không bao giờ gia nhập NATO. Kiev thì khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ và phủ nhận việc lên kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa trên bằng vũ lực.
Phương Tây đã lên án cuộc tấn công và áp đặt những biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga. Moscow coi những biện pháp này là bất hợp pháp và phi lý, đồng thời trả đũa bằng các biện pháp trừng phạt của riêng mình.
(Theo RT)
>> Xem thêm: Đô đốc Anh: Tổng thống Putin có thể sắp hết tên lửa, vật lộn trong cuộc chiến Ukraine