Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến "đuối cạn" hoặc "Đuối nước thứ cấp". Đuối cạn có thể dẫn đến suy hô hấp nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng những biện pháp thích hợp.
Đuối cạn là gì?
Đuối cạn là khi một người nào đó hút phải một lượng nước nhỏ qua mũi hoặc miệng, gây co thắt khiến đường thở đóng lại. Đuối cạn thường xảy ra ngay sau khi ra khỏi mặt nước.
Đuối nước thứ cấp là khi một ít nước đi vào phổi dẫn đến viêm hoặc sưng phổi. Sau đó, cơ thể phải vật lộn để chuyển oxy thành carbon dioxide và ngược lại. Với đuối nước thứ cấp, nó có thể xảy ra sau 24 giờ trước khi người đó có dấu hiệu gặp nạn.
Một số chuyên gia bác bỏ hoàn toàn các thuật ngữ "đuối cạn" và "đuối nước thứ cấp", họ chỉ gọi đó là những chấn thương khi chìm. Các bác sĩ cho biết cả 2 đều nguy hiểm như nhau vì chúng có thể gây khó thở và trường hợp xấu nhất là tử vong.
>> Xem thêm: Các dấu hiệu đuối nước phụ huynh cần biết để bảo vệ con
Dấu hiệu của đuối cạn
Đuối cạn rất hiếm nhưng bạn hãy nắm bắt các dấu hiệu và cách phòng ngừa nó để tránh trường hợp xấu xảy ra. Những dấu hiệu của đuối cạn ở trể nhỏ:
- Được cứu từ dưới nước lên: Bất cứ đứa trẻ nào được kéo từ bể bơi lên đều cần được chăm sóc y tế.
- Thở gấp: Việc thở nhanh, khó thở hoặc lỗ mũi phập phồng nghĩa là trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp. Do đó, trẻ sẽ có những khoảng trống giữa các xương sườn hoặc trên xương đòn khi thở. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này thì cần đi khám ngay lập tức.
- Ho khan: Ho dai dẳng hoặc ho do thở nhiều cần được kiểm tra.
- Buồn ngủ: Có phải con bạn chỉ chơi hào hứng trong hồ bơi và giờ chúng mệt mỏi? Nhưng nó có thể là do chúng không nhận đủ oxy trong máu. Đừng để trẻ ngủ mà hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Hay quên hoặc thay đổi hành vi: Việc giảm nồng độ oxy cũng có thể khiến con bạn cảm thấy buồn nôn hoặc khó chịu.
- Nôn ói: Đây cũng là dấu hiệu căng thẳng cơ thể do tình trạng viêm nhiễm, đôi khi là thiếu oxy, đi kèm là ho và nôn dai dẳng.
Nếu bạn cho rằng con bạn có thể bị chấn thương sau khi bơi lặn thì hãy gọi cho bác sĩ nhi ngay lập tức.
Điều trị đuối cạn
Điều trị các chấn thương của đuối cạn tùy vào mức độ nghiêm trọng và triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu quan trọng, nồng độ oxy và hoạt động thở của bé. Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể cần quan sát cẩn thận. Những trường hợp quan trọng hơn sẽ được chụp X-quang phổi hoặc cho thở oxy.
Trong trường hợp suy hô hấp, trẻ không thở được nữa phải hỗ trợ thêm, chẳng hạn như đặt nội khí quản hoặc dùng máy thở. Mục đích là tăng lưu lượng máu trong phổi trẻ, giúp trẻ thở tốt trở lại. Tuy nhiên, rất may là tường hợp này hiếm khi xảy ra khi bị đuối cạn.
>> Xem thêm: 4 quy tắc dạy con tự bảo vệ mình khỏi đuối nước
Ngăn ngừa đuối cạn
Để ngăn ngừa đuối cạn và đuối nước thứ cấp cũng như các thương tích khác liên quan đếnn ước, hãy xem xét các chiến lược được chuyên gia tư vấn dưới đây:
- Cho con đi học bơi: Những đứa trẻ biết bơi sẽ ít gặp khó khăn hơn.
- Giám sát trẻ khi ở gần nước: Giám sát con thật chặt chẽ bất cứ khi nào bé ở gần nước. Đồng thời, đảm bảo thực hiện các quy tắc an toàn hồ bơi.
- Tuân thủ các biện pháp an toàn: Trẻ em nên đeo các thiết bị nổi trên thuyền, hồ bơi phải có rào chắn 4 mặt xung quanh và bạn không bao giờ được để trẻ một mình gần chỗ nước đọng.
(Theo Parent)