Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 26/10 tuyên bố ông muốn quân đội nước ngoài rời khỏi đất nước mình, có thể là trong vòng 2 năm tới.
"Tôi muốn họ ra đi. Và nếu tôi phải sửa đổi hoặc bãi bỏ các hiệp ước, những thỏa thuận hành chính, tôi sẽ làm vậy".
Phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp tại Tokyo trong chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản, ông Duterte cảnh báo rằng ông ấy sẽ không làm "tấm thảm chùi chân" cho cộng đồng quốc tế. Nhưng ông ấy cũng tìm cách trấn an các nước láng giềng và đồng minh rằng chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh hồi tuần tước của ông ấy tập trung vào kinh tế chứ không phải an ninh.
"Các bạn biết đấy, tôi đến Trung Quốc và muốn đảm bảo rằng tất cả những gì đã được thảo luận là kinh tế. Chúng tôi không nói về vũ khí, không nói về việc đóng quân... Chúng tôi tránh nói về các liên minh, quân sự hay những thứ khác. Những gì đã diễn ra chỉ là một vài nền tảng để mở đường cho đầu tư", ông Duterte nói.
Tổng thống Philippines nói rằng nước ông theo hiến pháp "áp dụng Chính sách đối ngoại độc lập".
Trong cả bài phát biểu, được bắt đầu bằng việc ca ngợi quan hệ song phương Nhật Bản - Philippines, ông ấy nhanh chóng xoay vào những chủ đề thường được quan tâm, trong đó có cuộc chiến chống ma túy đẫm máu mà ông khởi xướng và những người mà cộng đồng quốc tế xem như nạn nhân của chiến dịch này.
"Nếu các bạn trừng phạt tôi, khiển trách tôi trước cộng đồng quốc tế và nói rằng "Ông Duterte, ông hãy ngừng ngay việc giết chóc này lại... ngừng lại bởi chúng tôi sẽ tiếp tục viện trợ và hỗ trợ cho nước ông". Như thế chẳng khác gì nói "tôi là một con chó đang bị xích và nếu mày không ngừng cắn những tội phạm, chúng tôi sẽ không ném bánh mình vào mõm mày nữa, chúng tao sẽ ném xa hơn để mày phải giành giật mới có được".
"Đó là những gì người Mỹ muốn ở tôi, làm một con chó sủa vang đón những mảnh vụn lợi ích mà họ ban cho".
Thù cũ, hận mới
Ông Duterte từng có nhiều phát ngôn gây sốc đối với các lãnh đạo và quan chức Mỹ. Ảnh: CNN |
Ông Duterte đã khơi lại cuộc khẩu chiến với Mỹ vào ngày 25/10, khơi lại mối thù cũ và làm nảy sinh những hận mới về ảnh hưởng của Mỹ đối với Philippines cũng như khu vực.
Trong bài phát biểu tại sân bay Manila trước khi tới thăm Nhật Bản, ông ấy đã lặp lại những binh luận được đưa ra một tuần trước đó ở Bắc Kinh. Theo đó, ông tuyên bố chấm dứt mối quan hệ của nước mình với Mỹ, nói rằng "Mỹ đã thua cuộc".
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, ông Daniel Russel đã tới thăm Manila hồi tuần trước để gặp các quan chức Philippines, trong đó có cả bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao, để làm rõ ý kiến của ông Duterte ở Bắc Kinh. Những ý kiến này đã khiến Mỹ "sửng sốt.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay và phát ngôn viên tổng thống, Ernesto Abella đều nhắc lại rằng tất cả những hiệp ước, thỏa thuận giữa 2 nước sẽ tiếp tục được tôn trọng.
Các quan chức Mỹ nói rằng họ không nhận được bất cứ chỉ thị nào đối với những bình luận của ông Duterte.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest ngày 26/10 nói với các phóng viên rằng Mỹ không nhận được bất cứ thông tin chính thức nào từ Philippines về việc thay đổi liên minh giữa 2 nước.
"Đó là lý do tại sao mà ở thời điểm này, tôi chỉ có thể xác định những thông tin đến từ phía Philippines chỉ là lời hùng biện. Nhưng nó cũng góp phần tạo ra sự bất ổn và sự bất ổn này là không phù hợp với liên minh vững chắc đã có trong vài thập kỷ qua", ông Earnest nói.
Những tín hiệu chấm dứt hợp tác quân sự
Ngày 25/10, ông Duterte cũng đã nêu ra Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (ECDA) với Mỹ. Trước đó, ông đã đề nghị sẽ bỏ qua, bắt đầu chấm dứt các cuộc tập trận chung.
"Tôi không muốn thấy bất cứ binh sĩ của bất cứ nước nào khác (tại Philippines), ngoại trừ binh lính Philippines", ông nói.
Thỏa thuận này được người tiền nhiệm của ông Duterte, Nonoy Aquino, ký kết và ông Duterte có thể hủy bỏ nó. Tuy nhiên, điều này có khả năng hải đối mặt với sự phản đối của thượng viện.
Ông Russel nói rằng Mỹ có "ý định tiếp tục đáp ứng tất cả những cam kết an ninh trong hiệp ước phòng thủ chung".
Ông Duterte nói rằng mình sẽ "sửa đổi hoặc bãi bỏ những hiệp định, những thỏa thuận điều hành" để giải phóng Philippines khỏi "sự hiện diện của quân đội nước ngoài".
Bảo Linh (CNN)