Tờ National Interest của Mỹ nhận định “Mỹ không cần Philippines” và Tổng thống Rodrigo Duterte đã cho Mỹ lý do để chấm dứt liên minh sai lầm này.
Cấu trúc liên minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á đã có từ hơn 6 thập kỷ. Có một số tổ chức nhỏ hơn, ít khả năng tồn tại đã sụp đổ như CENTO, SEATO, nhưng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Washington đã mở rộng thay vì rút ngắn những bổn phận trong hiệp ước cảu mình. Trong số này có cả ở Philippines, cách đây 2 năm, Washington và Manila đã phê chuẩn một thỏa thuận mới cho phép quân đội Mỹ đồn trú tại Philippines và tham gia các cuộc tập trận chung.
Giờ đây, liên minh này có thể sẽ phải chấm dứt.
Không ai biết những gì mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ làm tiếp theo. Ông ấy biến Donald Trump thành một nhà tư tưởng sâu sắc về sự ổn định và phép lịch sự đáng chú ý. Tuy nhiên, sau khi công kích Tổng thống Barack Obama và mối quan hệ Mỹ - Phil suốt tháng vừa rồi, ông Duterte tuyên bố ông ấy đã gia nhập vào nhóm phản đối khi tới thăm Bắc Kinh.
Mối quan hệ Mỹ - Phil luôn phức tạp. Người Mỹ đến đây tự xưng là quân giải phóng, sẵn sàng giải phóng hòn đảo này khỏi "những chủ nhân" Tây Ban Nha. Sau đó, Washington còn sử dụng bạo lực ác liệt hơn để ngăn chặn phong trào giành độc lập của dân bản địa. Hàng trăm ngàn người Philippines đã chết trong cuộc xung đột tiếp theo đó.
Tuy nhiên, Washington cuối cùng đã "tha" cho nước thuộc địa này và nhân dân 2 nước đã sát cánh bên nhau chiến đấu trong Thế chiến II. Dù cho chính phủ Philippines có là một mô hình không hoạt động như thế nào thì quan hệ quân sự vẫn gần gũi, phản ánh trong hiệp ước quốc phòng "qua lại" năm 1951 cũng như sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ tại nước này. Cuối cùng, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy cùng với một đợt phun trào núi lửa không đúng lúc dẫn tới việc căn cứ Không quân Clark và đồn hải quân tại Vịnh Subic phải đóng cửa.
Nhưng chỉ vài năm sau đó, lực lượng vũ trang Mỹ đã quay trở lại, giúp Manila trong cuộc chiến chống quân nổi dậy Hồi giáo, cung cấp viện trợ quân sự và trang bị cho lực lượng vũ trang Philippines. Khi Trung Quốc củng cố các yêu sách lãnh thổ của mình, các quan chức Philippines hy vọng sẽ mượn quân đội Mỹ để đối đầu với Bắc Kinh. Trong khi đó, Lầu Năm Góc muốn mở rộng việc tiếp cận căn cứ này để kiềm chế Trung Quốc. Dường như là đôi bên cùng có lợi, ngoại trừ người dân Mỹ. Có thể một sớm mai thức dậy, họ thấy bản thân bị đẩy vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc sau cuộc đụng độ giữa Bắc Kinh và Manila gần bãi cạn Scarborough - bãi đá vô dụng mà hầu hết người dân Mỹ chưa từng nghe đến.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: National Interest |
Vị tân tổng thống 71 tuổi của Philippines đã làm đảo lộn mối quan hệ ấm cúng của quân đội 2 nước. Giết người sử dụng và buôn bán ma túy là tội ác, nhưng xúc phạm tổng thổng Mỹ thậm chí còn gây sốc cho người dân Mỹ hơn. Trước giờ họ vốn được những người phụ thuộc của nước khác bày tỏ sự tôn trọng. Các quan chức Mỹ thì đều nuôi hy vọng là mọi thứ rồi sẽ qua hoặc một sớm mai thức dậy, họ phát hiện ra Tổng thống Duterte chỉ là một cơn ác mộng đáng sợ bất thường.
Ngay cả các quan chức Philippines cũng đã cố hết sức để "chữa cháy" cho những phát ngôn bốc đồng của ngài tổng thống. Ông ấy thường mâu thuẫn với chính mình - muốn giữ thỏa thuận quốc phòng năm 1951 trong khi "tổ chức lại" đất nước và cho rằng một vài ý tưởng của ông ấy là dành cho lâu dài. Một số nahf quan sát đưa ra giả thuyết là ông Duterte chỉ hành động điên rồ, cố đạt được sức mạnh đòn bẩy để bòn rút tiền từ Washington, đổi lấy việc chấp nhận cho quân đội Mỹ ở lại. Hoặc có thể ông ta hy vọng có được cam kết vững chắc từ phía Mỹ trong việc bảo vệ Philippines, trong đó có cả vùng lãnh thổ tranh chấp và ép Trung Quốc trả lại bãi cạn Scarborough.
Tuy nhiên, ông ấy có vẻ đã không chuẩn bị và tính toán. Nhiều khả năng người Mỹ và người Philippines đều đang nhìn thấy con người thật của ông Duterte.
Nếu vậy, kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự của Washington và việc Mỹ sử dụng lãnh thổ của Philippines đã chết. Các quan chức Mỹ có thể phải cố nghĩ cách và duy trì cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ bằng không sẽ chẳng có hoạt động nào cả. Sau đó người kế nhiệm ông Duterte có thể hoàn trả lại một Philippines như thường, đáp ứng mong muốn của Mỹ.
Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Duterte tới Trung Quốc cho thấy những năm tiếp theo có thể sẽ có ít ổn định. Tại Bắc Kinh, ông Duterte đã làm mọi thứ. Ông ấy tuyên bố di sản Trung Quốc và "tách khỏi Mỹ". Mỹ đã "thua" cả về quân sự lẫn kinh tế, ông tuyên bố. Hơn nữa, "Tôi đã sắp xếp lại tư tưởng của bản thân và có thể sẽ tới Nga để đàm phán với ông Putin, nói với ông ấy rằng có 3 nước chống lại thế giới là Trung Quốc, Philippines và Nga. Đó là cách duy nhất", ông Duterte nói.
Đây là lời nói vô lý kỳ quái. Cả Trung Quốc và Nga đều không muốn chiến đấu chống lại thế giới. Họ hy vọng có thêm bạn, đặc biệt là các nước tước đây xoay quanh trục của Mỹ. Và nếu họ đang tìm kiếm đối tác, có lẽ họ sẽ không chọn một nước bán thất bại, có một lãnh đạo nóng nảy tiền hậu bất nhất.
Tuy nhiên, mọi chuyện ngày càng khó khăn hơn khi ngay cả những phụ tá trung thành nhất của ông Duterte cũng chống lại những tuyên bố của ông ấy. Bộ trưởng kinh tế của Philippines nói rằng ý của ông Duterte chỉ là muốn hội nhập châu Á mạnh mẽ hơn. Nhưng đó không phải là những gì ông ấy đã nói. Thảo luận về liên minh với Trung Quốc và Nga để chống lại Mỹ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm các thỏa thuận đầu tư và thương mại từ phía họ.
Ông Duterte có thể may mắn đi được đến hết nhiệm kỳ của mình. Không rõ ông ấy sẽ làm gì để đến được với Trung Quốc. Bắc Kinh dự kiến sẽ được đền đáp xứng đáng vì "những hỗ trợ" của họ, giống như một số nước châu Phi đã làm. Chính quyền quân sự Miến Điện đã trao nhiều quyền lực cho chính phủ dân sự để thu hút phương Tây chống lại Trung Quốc. Nếu Manila đền đáp "sự giúp đỡ" của Trung Quốc nhiều hơn mong đợi thì có thể dẫn tới sự bất mãn chính trị.
Vì vậy, đến nay ông Duterte vẫn được lòng dân nhưng người Philippines thường hay thay đổi. Công chúng nước này phần lớn ủng hộ Mỹ. Thật vậy, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã công khai cảnh báo ông Duterte rằng đừng "đánh giá thấp sức mạnh của tình cảm mà công chúng dành cho Mỹ".
Thay vì hy vọng một cuộc đảo chính, các quan chức Mỹ nên xem lại chính sách của mình với Philippines, bất kể Chính sách của họ như thế nào. Việc tiếp tục hợp tác quốc phòng là có lý nhưng đó phải là một mối quan hệ bình đẳng hơn, giới hạn nhiều hơn. Washington nên chấm dứt hiệp ước phòng thủ "qua lại" và trở lại với hiệp ước 2014. Chắc chắn sẽ không có nhiều những cuộc tuần tra quân sự chống Trung Quốc và các hoạt động huấn luyện cũng bị giới hạn hơn.
Nếu ông Duterte có thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ Trung - Phil một cách hòa bình thì Washington cần chấp nhận việc sẽ có ít khả năng xảy ra chiến tranh. Mỹ không nên đẩy đối tác của mình tới đối đầu và xung đột.
Mặt khác, nếu Manila vẫn muốn thách thức cường quốc đang trỗi dậy của khu vực này, thì Washington khi ấy nên đề nghị Philippines xây dựng lực lượng quân đội đủ mạnh để làm điều này. Đối với Mỹ, để thay đổi quyết định của một nhà lãnh đạo khó đoán, vô trách nhiệm và bốc đồng của một nước nhỏ đi tới chiến tranh với một cường quốc được vũ trang hạt nhân thì còn ngu ngốc hơn. Mỹ cần lùi lại, chuẩn bị để đối phó với bất cứ quốc gia thù địch nào muốn thống trị Á - Âu, bỏ lại những tranh chấp tầm thường (chẳng hạn như bãi cạn Scarborough) cho những bên quan tâm.
Nói thẳng ra là Mỹ không cần Philippines. Trung Quốc thách thức sự thống trị của Mỹ tại Đông Á chứ không phải là an ninh tại quê nhà. Và Manila không giúp gì được Washington trong việc này hết. Tầm ảnh hưởng của Washington không đáng để tạo ra một cuộc xung đột với Bắc Kinh bằng cách biến một quần đảo ở Thái Bình Dương thành hàng rào kiềm chế Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh không đe dọa đến độc lập của bất cứ nước nào, kể cả Philippines. Các nước láng giềng của Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, nên đi đầu trong việc kiềm chế họ.
Ông Duterte đã vô tình giúp Mỹ có được tất cả những lý do sai lầm. Ông ấy dường như đã chuẩn bị để chấm dứt liên minh mà Washington nên kết thúc từ nhiều năm trước. Đây là cách chẳng hay ho gì khi giao dịch. Nhưng nó tốt hơn là cứ giữ mãi tình trạng thất bại hiện nay.
Bảo Linh (National Interest)