(Tinmoi.vn) Trung Quốc đã trở nên nguy hiểm đối với sự ổn định của khu vực Đông Nam Á, cần phải chấm dứt những khiêu khích trên biển này, theo các học giả và các nhà hoạch định chính sách tại hội nghị kéo dài hai ngày ở Washington, DC.
Tối 10/7 theo giờ Việt Nam, Hội thảo thường niên lần thứ tư về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức đã khai mạc tại thủ đô Washington của Mỹ, quy tụ các học giả hàng đầu thế giới đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Tại Hội nghị, một quan chức cấp cao cho rằng, các học giả và các nhà hoạch định Chính sách không ảo tưởng rằng Trung Quốc dễ dàng từ bỏ tham vọng sớm.
Hội nghị biển Đông lần thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) tổ chức
Thành viên Đảng Cộng hòa Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo của Hạ viện Mỹ nói: “Đã đến lúc thay đổi cuộc đối thoại của chúng ta và không cần phải tỏ ra quá lịch sự trong ngôn từ ngoại giao.”
Ông đã buộc tội Trung Quốc “háu đói, và hiếu chiến một cách trắng trợn” ý đồ kiểm soát vùng lãnh thổ và các nguồn tài nguyên ở biển Đông. Ông cũng kêu gọi chính phủ Mỹ thẳng thắn và quyết liệt hơn đối với Trung Quốc, cũng là quan điểm của Nhà Trắng.
Chính quyền ông Obama đã tăng cường chỉ trích các động thái cứng đầu của Trung Quốc ở biển Đông và kêu gọi nước này làm rõ các tuyên bố quy mô lớn của họ xét theo luật pháp quốc tế.
Trong khi Mỹ không thuộc danh sách nửa tá quốc gia bất bình trước hành động của Trung Quốc ở biển Đông, Washington cho biết, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình cho những tranh chấp ở khu vực này.
Những đồng minh của Mỹ như Philippines, và cả Việt Nam càng ngày càng quan ngại về những tham vọng khoan lấy dầu của Trung Quốc hay là đơn phương tuyên bố chủ quyền trên một vùng rộng lớn của biển Đông.
Đến từ Việt Nam, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam nói, giàn khoan dầu đặt trái phép vào vùng biển Việt Nam hồi tháng Năm, và các hành vi khiêu khích đâm va, đâm chìm các tàu của Việt Nam “là một bước đi cứng rắn trên một cấp độ mới của Trung Quốc.”
Ông Thuy nói, Trung Quốc đang xem biển Đông là của chính họ, cũng như tuyên bố các đảo như Trường Sa thuộc lãnh thổ chìm của họ. Ông cho biết, Trung Quốc đã bịa đặt về 2000 vụ chìm tàu trên biển và nói rằng họ có quyền tiến hành nghiên cứu tại khu vực này.
Tại Hội nghị, ông Rogers đã kêu gọi Mỹ tăng cường chia sẻ tin tức tình báo và hợp tác quân sự với các quốc gia khác trong khu vực để chống lại những hành động trái phép của Trung Quốc và cho họ biết rằng, Trung Quốc không phải là cường quốc duy nhất và bá chủ trong khu vực.
Ông Rogers nói: “Bất kỳ quân đội nào trên thế giới thể hiện sự ức hiếp, đe dọa và gây bất ổn cho nền kinh tế thế giới, thì sẽ không có lợi cho Mỹ, bất kỳ đồng minh nào hay các bạn bè của chúng ta.”
Nghị sĩ Cộng hòa chủ trì cuộc hội thảo của Hạ viện đã quan sát các mạng lưới tình báo của Mỹ, nói rằng mặc dù Mỹ quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng khác trên thế giới, Trung Quốc không nên thách thức Mỹ giải quyết vấn đề bảo vệ tự do hàng hải và thương mại trên biển Đông, nơi sở hữu 40% nền thương mại toàn thế giới.
Ông Patrich Cronin, giám đốc cấp cao của Chương trình an ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nói, Washington và các đồng minh cần phải tiến hành trừng phạt các hành động của Trung Quốc.
Ông Cronin nói: “Chúng ta phải khiến các lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng những thay đổi đơn phương và ép buộc dựa trên quyền lực là không thể chấp nhận được.” Vì vậy, việc thắt chặt hợp tác giữa các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Philippines, Malaysia và Việt Nam cũng những nước khác là cần thiết, ông nói thêm.
Theo ý kiến của ông, theo đó, để chống lại ham muốn sử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cần phải dựa vào những nước láng giềng và những lợi ích về lãnh thổ.
Hội nghị CSIS khai mạc khi Trung Quốc và Mỹ vừa kết thúc Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên tại Bắc Kinh. Tại đây, Ngoại trưởng John Kerry đã thúc giục Trung Quốc tuân thủ quy định chặt chẽ về quản lý các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tuyên bố bởi nhiều quốc gia và giàu có tài nguyên của châu Á.
Chi MK (Theo Euronews)