Mỗi người có một cách hành văn khác nhau, cách nói chuyện và vốn từ ngữ khác nhau. Tuy nhiên cũng không ít người gặp vấn đề trong việc chọn lọc từ ngữ khi giao tiếp. Dưới đây là những đoạn tin nhắn mà chính người Việt Nam cũng không hiểu được ý nhau đang được lan truyền rộng rãi trong Cộng đồng mạng.
Những đoạn tin nhắn đó khiến nhiều người “dở khóc dở cười” vì ý nghĩa của từ ngữ từ người truyền tải đến người tiếp nhận thông tin đã khác xa nhau rất nhiều. Không chỉ hiểu nhầm ý nhau, thậm chí nhiều từ ngữ còn mang ý nghĩa… trái ngược hẳn với mục đích ban đầu của cuộc trò chuyện.
Lờ lợ ý chỉ những món ăn có vị mặn, ngọt không rõ ràng. Trong từ điển Việt Nam chưa có từ ngừa ngựa, trong giới trẻ có lưu hành từ này nhưng không mang ý nghĩa "dở khóc dở cười" như vậy.
Nói về người đã khuất, các cụ thường hay nói: "ông bà ấy hai năm mươi. Ý của từ hai năm mươi ý chỉ 100, đó là sự ra đi toàn vẹn, là mong muốn dành cho mỗi người đã khuất, dù họ mới chỉ 50, 70 tuổi. Năm hai mươi ý hi vọng người ra đi sẽ có cuộc sống sung túc, no đủ ngay cả khi xuống suối vàng.
Câu nói này người khác vẫn có thể hiểu theo nghĩa đen, nhưng suy rộng ra thì hơi có phần... lấn cấn về câu chữ.
"Bập bùng" người ta thường gọi là vòng xuyến, vòng xoay hoặc bùng binh.
Gọi là bánh chưng bởi chưng trong chưng cất, dùng nước. Đây là một loại bánh truyền thống của miền Bắc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp lễ cổ truyền của dân tộc Việt.