Theo tuyên bố mới của WHO, nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra phần lớn lượng khí thải độc hại liên quan đến các bệnh cấp tính và mãn tính. Cơ quan này kêu gọi các biện pháp để hạn chế việc sử dụng chúng. Ngoài ra, WHO cũng kêu gọi nhiều chính phủ lưu ý rằng họ đã sửa đổi đáng kể các chỉ số chất lượng không khí, trong đó có các hạt PM2.5 (có thể đi vào máu) và khí NO2 (loại khí ô nhiễm đô thị).
Các nhà khoa học của WHO cho biết ô nhiễm không khí có tác động ở mức thấp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vẫn tiếp xúc với các hạt PM2.5 nhiều hơn so với trung bình toàn cầu. Mức độ ô nhiễm NO2 giữa các quốc gia thu nhập cao và trung bình ít có sự khác biệt.
Dữ liệu của WHO chỉ ra rằng 4,2 triệu người chết do tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời, 3,8 triệu người tử vong liên quan đến khói bếp, nhiên liệu bẩn tạo ra trong gia đình. Và, hầu hết mọi người đều đối mặt với nguy cơ gia tăng bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi, ung thư và viêm phổi. Trước tình trạng đáng buồn và nguy hiểm này, WHO khẳng định nhân loại cần làm nhiều hơn để có chất lượng không khí tốt hơn.
Hiện hơn 6.000 thành phố ở 117 quốc gia đang giám sát chất lượng không khí. Con số này 10 năm trước là 1.100 thành phố ở 91 quốc gia.
>> Xem thêm: Đề xuất xe máy sẽ phải kiểm tra khí thải định kỳ để làm giảm ô nhiễm môi trường