(Tinmoi.vn) Là nơi trú ngụ của hơn 10.000 người Yazidis, núi Sinjar giờ đây được mệnh danh là “thung lũng chết” khi mà khoảng 70% người ẩn nấp tại đây đang phải đối mặt với cái chết. Những người còn lại cũng đang thoi thóp từng ngày.
Núi Sinjar, nơi khoảng 10.000 người Yazidis đang ẩn nấp đã bốc mùi chết chóc. Người đứng đầu quân đội Iraq mang đồ cứu tế đến đây đã phải thốt lên rằng: “Đây là thung lũng chết. 70% số người ở đây đã thiệt mạng”. Hàng trăm người, thậm chí còn hơn thế đã chết, trong đó có nhiều trẻ em.
Hai máy bay viện trợ của Mỹ đã lên núi, mang theo hơn 36.000 bữa ăn và 7.000 lít nước uống để giúp đỡ những người tị nạn.
Cho đến nay, những người tị nạn Yazidi sống sót nhờ ẩn mình trong những ngôi nhà hoang cũ, uống nước suooits, săn bắn động vật nhỏ. Nhưng đối với những gia đình đang tị nạn trên núi Sinjar, một khu vực cằn cỗi kéo dài khoảng 35 dặm dọc biên giới Syria thì phải sống nhờ vào viện trợ. Nhưng viện trợ cũng không thể cứu được họ, trừ khi các hoạt động này được tăng cường đáng kể.
Số tiền cứu trợ là không đủ cho tất cả mọi người. Cứ 5 người mới có được 1 chai nước. Những người tị nạn đang cảm thấy vô cùng tuyệt vọng khi chờ đợi sự cứu trợ từ thế giới bên ngoài. “Ở đây có khoảng 200 người và khoảng 20 người đãchết. Chúng tôi chỉ còn cầm cự được 2 ngày nữa thôi, không lâu hơn được”, một người tị nạn nói.
Emad Edo, 27 tuổi, người đàn ông đã bỏ lại cháu gái mình trên núi để đi theo trực thăng cứu nạn: “Con bé sắp chết vì vậy mà chúng tôi buộc phải bỏ lại nó và nó đã chết”.
Những người khác cũng chia sẻ những câu chuyện tương tự. “Ngay cả các hang động cũng có mùi hôi thối”. Theo một số người tị nạn, hang Geliaji đã trở thành mồ chôn của khoảng 50 xác chết.
Có những người đã liều lĩnh vượt qua hàng rào kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo để trốn thoát. Saydo Kuti Naner, 35 tuổi đã bỏ lại cha mẹ già yếu cùng 200 con cừu để xuyên qua Kurdish do Syria kiểm soát và tới Kurrdistan.
Gia đình Mikey Hassan chạy trốn lên núi Sinjar liên tục trong 17 giờ mà không có đồ ăn thức uống trước khi nhận được một chút bánh mì cứu đói.
Những người tị nạn cho biết các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Nhà nước Hồi giáo bên ngoài Erbil quá ít và quá muộn. Họ nói rằng họ cảm thấy bị chính quyền Baghdad, Mỹ và Anh – những người đã xâm chiếm vùng đất của họ vào năm 2003 và giờ là người Kurds – những người đã hứa sẽ bảo vệ họ bỏ rơi.
“Khi Mỹ rút quân khỏi Iraq, họ đã không bảo vệ người Kito Hữu”, Jenan Yousef, một giáo dân Assayrian cho biết. “Các tín đồ Kito giáo đã trở thành vật tế thần. Tất cả mọi người đang giết chết chúng tôi”.
Núi Sinjar không còn là quê hương của những người Yazidis. “Chúng tôi không thể quay trở lại núi Sinjar bởi nó đã bị người Ả Rập bao vây. Chúng tôi muốn tị nạn tại các quốc gia khác”, Aydo Khudida Qasim, 34 tuổi nói lên ý nguyện của mình cùng bạn bè và người thân.
Bảo Linh (Theo tin tức Telegraph)