Tờ The Diplomat vừa đăng bài “Will China Change its South China Sea Approach in 2015?” (Trung Quốc sẽ thay đổi cách tiếp cận Biển Đông trong năm 2015?) phân tích rõ nước cờ tiếp theo của Bắc Kinh tại khu vực trong năm nay.
Với những gì chúng ta chứng kiến tại Biển Đông trong thời gian qua thì việc dự đoán về những gì sẽ xảy ra vào năm 2015 là điều khó khăn. Tuy nhiên, có hàng loạt các cuộc thảo luận đã diễn ra cho thấy Trung Quốc sẽ thay đổi cách tiếp cận Biển Đông trong năm 2015 và sẽ có những tác động đến cả khu vực Đông Nam Á cùng nhiều khu vực khác.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, chúng ta đã thấy Trung Quốc sử dụng chiến lược “gia tăng sự quyết đoán” trên Biển Đông. Chiến lược tiếp cận này gồm 2 phần, đi liền và hiệu chỉnh lẫn nhau.
Phần đầu tiên là thay đổi thực trạng chủ quyền trên biển, sử dụng luận điệu “đường 9 đoạn”. Phạm vi của các hoạt động này bao gồm việc khai hoang đất ở quần đảo Trường Sa để ngang nhiên chiếm lấy đất đai giống như đã từng làm với bãi cạn Scarborough. Nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây là hành động của Trung Quốc theo từng bước một, chưa có một hành động đột phá nào đủ để Mỹ can thiệp xung đột hay để khối ASEAN yêu càu Washington chống lại Bắc Kinh. Nhưng tất cả những hành động ấy lại đang giúp đỡ cho vị trí của Trung Quốc.
Phần thứ hai là đồng thời tiếp tục thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á để thu hút họ tiến gần hơn với “trục Trung Quốc”. Làm vậy không chỉ mang lại mục tiêu phát triển kinh tế và lãnh đạo khu vực của Trung Quốc mà còn khiến các nước ASEAN nghĩ lại về thách thức Bắc Kinh trên Biển Đông. Chiến lược này có tiện ích gia tăng về việc duy trì sự chia rẽ giữa các nước ASEAN (điển hình là Campuchia, quôc gia mềm mỏng theo đúng mong muốn của Trung Quốc với những nước khác, cứng rắn hơn). Việc duy trì sự chia rẽ của ASEAN rất quan trọng. Nó thúc đẩy ưu tiên giải quyết các tranh chấp song phương của Trung Quốc thay vì có sự can thiệp của ASEAN hay toàn thế giới. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh từng cô lập Philippines trong quá khứ khi nước này nộp đơn kiện lên tòa án The Hague nhưng lại ca ngợi phương pháp tiếp cận “ngoại giao yên tĩnh” của Malaysia.
Tình hình Biển Đông sẽ trở nên "bình yên" hơn trong năm 2015
Vào năm 2015, một số cho rằng Bắc Kinh sẽ thay đổi chiến thuật, hoặc ít nhất là sẽ làm dịu tình hình trên Biển Đông. Tại phiên Bế mạc Hội nghị Trung ương về mối quan hệ đối ngoại trong tháng 12/2014, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khẳng định quyết định của họ để tập trụng nhiều hơn và việc củng cố quan hệ với các nước trong khu vực nhiều hơn so với các nước lớn khác. Trong khi chưa rõ điều này nghĩa là gì thì Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc đã nói với các khán giả tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế rằng Bắc Kinh đã công nhận hành vi khiêu khích của mình trên Biển Đông đã làm “sứt mẻ” quan hệ với các nước láng giềng. Đáp lại, Trung Quốc có thể “điều chỉnh” các Chính sách ngoại giao để cải thiện mối quan hệ, trong đó có khả năng làm giảm căng thẳng tại Biển Đông năm 2015. Điều này cho phép Trung Quốc cải thiện quan hệ với một số nước ASEAN cũng như dành thời gian cho sáng kiến kinh tế “đôi bên cùng có lợi”, như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21.
Tuy nhiên, với những gì mà Trung Quốc đã từng làm trong quá khứ, người ta có thể sẽ nghi ngờ rằng tất cả những điều này chỉ là một chiến thuật tạm thời. Vào tháng 10/2013, tại lễ kỷ niệm 10 năm đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc, Bắc Kinh đã công bố những gì được gọi là chiến lược mới cho mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong thập kỷ tiếp theo. Việc công khai còn được thúc đẩy một phần bởi các chuyến công du tới khu vực của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Vào thời điểm đó, đây được xem như thắng lợi lớn của các nhà lãnh đạo mới Trung Quốc. Đặc biệt là sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với sự ngưng trệ của chính quyền ở Washington. Rất nhiều giấy mực được đổ vào hội nghị công tác chính sách đối ngoại của Trung Quốc kéo dài 2 ngày trong tháng này. Đó là lần đầu tiên Trung Quốc tập trung vào chính sách đối ngoại hướng tới bên ngoài như vậy. Một số suy đoán tại thời điểm đó: đây có thể là dấu hiệu cho thấy một cuộc tấn công quyến rũ mới của lãnh đạo Trung Quốc nhằm vào khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, 7 tháng sau đó, Trung Quốc đã chuyển một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Điều này đặt ra câu hỏi nghiêm túc về mức độ mà các nước ASEAN có thể tin tưởng lời nói của Trung Quốc cũng như những mục tiêu dài hạn mà Bắc Kinh theo đuổi. Nói rộng hơn, hành vi của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ cuối năm 2013 đến nửa đầu 2014 là lời cảnh báo cho những ai đang tìm kiếm sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc tại Biển Đông. Điều này chỉ ra việc sử dụng chiến lược gia tăng sự quyết đoán đã được nhấn mạnh trước đó. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình thoải mái mở ra động cơ kinh tế mới trong khi vẫn tiếp tục, thậm chí là tăng cường sự quyết đoán tại Biển Đông sau một thời gian nhất định.
Ngay cả nếu chúng ta tin vào khả năng Trung Quốc thực sự nghiêm túc trong việc làm dịu tình hình Biển Đông trong năm 2015, sự phát triển tại vùng biển này trong suốt năm qua cũng sẽ thúc đẩy Bắc Kinh ngày càng có thái độ quyết đoán hơn, dù là bị động hay chủ động
Ngoài ra, cuộc xâm nhập của tàu thuyền và ngư dân Trung Quốc vào vùng biển của các nước Đông Nam Á có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng giống như họ đã từng đe dọa sẽ làm trong quá khứ. Điều này không chỉ có thể xảy ra với Việt Nam và Philippines mà ngay cả Malaysia, Indonesia cũng có thể dính tới kể từ sau khi Bắc Kinh mở rộng lý luận “đường 9 đoạn”.
Trong khi Trung Quốc lựa chọn tập trung vào các nước láng giềng hơn là những cường quốc lớn, Bắc Kinh không chỉ đơn giản là muốn xóa sổ vai trò của Mỹ tại Biển Đông và ảnh tác động tiểm ẩn của Washington tới hành vi của Bắc Kinh. Chính quyền Obama đã và vẫn cam kết làm việc với Trung Quốc. Nhưng năm 2014 cho thấy Washington đang can thiệp sâu hơn vào tình hình Biển Đông với các bước như ký kết Hiệp định tăng cường hợp tác Quốc phòng với Philippines, nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, ký kết hợp tác toàn diện với Malaysia trong đó có hợp tác về an ninh hàng hải và xuất bản một nghiên cứu về đường 9 đoạn thông qua Bộ Ngoại giao. Những biện pháp kín đáo khác vẫn đang được tiến hành hoặc đang được tính toán cho năm 2015 và về sau.
Tất cả những điều trên cho thấy cho dù Trung Quốc có điều chỉnh cách tiếp cận của mình thì năm 2015 cũng vẫn sẽ là một năm đầy thú vị về tình hình Biển Đông.
Bảo Linh (tin tức Thediplomat)