Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ở một nơi xa xôi của Hệ Mặt Trời, vượt ra bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương hiện đang tồn tại một nơi được gọi là Vành đai Kuiper.
Đây là nơi chứa hàng trăm nghìn thiên thể băng giá với quỹ đạo di chuyển hỗn loạn bất thường.
>>Xem ngay: Vén màn vụ mất tích bí ẩn gần 40 năm của chuyến bay 'xuyên thời gian' với 57 hành khách
Nhiều nhà thiên văn học đã nêu ra giả thuyết cho rằng những vật thể này đang có những phản ứng với lực hấp dẫn của một hành tinh khổng lồ chưa được phát hiện là 'Hành tinh thứ 9'.
Dù vậy ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ hình ảnh hay dữ liệu nào ghi được sự có mặt của nó.
Mặc dù vậy cũng không ngoại trừ khả năng hành tinh này tồn tại ngoài kia nên ở xa Trái Đất nên khó có thể phát hiện.
Đáng nói, các nhà khoa học mới đây đã bất ngờ tìm thấy manh mối về sự tồn tại của hành tinh bí ẩn này qua một hành tinh nằm cách xa Trái Đất.
Hành tinh khổng lồ có tên gọi HD 106906B đang quay quanh hệ sao đôi HD 106906, cách chúng ta 336 năm ánh sáng.
Hành tinh này có khối lượng gấp 11 lần sao Mộc và có quỹ đạo nằm khá xa ngôi sao chủ của nó, gấp 730 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Tại khoảng cách này, lực hấp dẫn của các cặp sao chủ tác động lên hành tinh này khá yếu khiến nó mất 15000 nghìn năm để thực hiện 1 vòng quay quanh ngôi sao chủ.
Kính thiên văn Hubble cũng cho thấy HD 106906B mang trong mình quỹ đạo lệch và nằm ở khu vực gồm các vật thể băng giá giống như vành đai Kuipe của hệ Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu cũng đã giải thích rằng hành tinh rất có thể đã bị đẩy đến khu vực ngoài rìa của hệ sao.
Thay vị bị nuốt chửng, lực hấp dẫn phức tạp của cặp sao đôi đã đẩy hành tinh này sang quỹ đạo mới khiến nó văng xa vào không gian.
Nếu thực sự hành tinh thứ 9 tồn tại thì rất có thể nó đã hình thành gaanfvowis Mặt trời trước khi bị lực hấp dẫn của sao Mộc đẩy về khu vực ranh giới của Thái dương hệ.