(Tinmoi.vn) Tình hình Ukraine đã trở nên ngày càng phức tạp. Ngày 4/3vừa qua, Mỹ đã chính thức tạm dừng hợp tác quân sự và kinh tế đối với Nga.
Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ, Chuẩn Đô đốc J. Kirby tuyên bố rằng Lầu Năm Góc đã quyết định đình chỉ hợp tác với Nga trong lĩnh vực quân sự. Cụ thể, tất cả các cuộc tập trận chung, các cuộc đàm phán song phương, các hội nghị khác nhau về lĩnh vực quân sự sẽ bị hủy bỏ… Thư ký J. Kirby cũng cho biết, quân đội Mỹ đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong hợp tác với các đồng nghiệp Nga, nhưng hiện nay tình hình Ukraina buộc họ phải có hành động như vậy.
Mặt khác, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi Moscow không tiến hành các hành động đáng tiếc làm leo thang cuộc khủng hoảng tại Ukraine và rút quân ngay lập tức khỏi Crimea. Lầu Năm Góc tuyên bố chính thức về việc chấm dứt hợp tác quân sự với Nga đã chứng minh cho các báo cáo trước đó của giới lãnh đạo Mỹ là không phải là “bản báo cáo suông”.
Một vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi hành động của Nga trên lãnh thổ Ukraina không thể chấp nhận và Ngoại trưởng John Kerry đe dọa trừng phạt Moscow. Rõ ràng, từ chối hợp tác quân sự là bước đầu tiên theo hướng này.
Song hành với việc đình chỉ các hợp tác quân sự là các biện pháp trừng phạt về thương mại. Thư ký báo chí của Bộ thương mại Mỹ, ông Froman cho biết, Mỹ đình chỉ vô thời hạn các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư với Nga. Các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể đã được đề cập trong cuối tháng 2, nhưng bây giờ mới có tuyên bố chính thức của cơ quan chức năng .
Thứ ba, như đã biết, Thượng viện Mỹ đang xem xét biện pháp trừng phạt mới chống lại người dân và các tổ chức khác nhau của Nga. Chủ tịch Tiểu bang Thượng viện về châu Âu, ông Murphy nói rằng, biện pháp trừng phạt tiếp theo có thể là các ngân hàng và tài sản của các tổ chức, cá nhân của Nga sẽ đóng băng. Ngoài ra, sẽ hạn chế về việc cấp thị thực cho công dân Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa có phát ngôn nào về các hành động chấm dứt hợp tác của Mỹ. Tuy nhiên, theo tin tức từ các chuyên gia quân sự, hành động này của Mỹ sẽ làm cả 2 bên thiệt hại là tương đương nhau, cụ thể như có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến khả năng phòng thủ của Nga và Mỹ .
Còn về vấn đề kinh tế, cố vấn Tổng thống Nga S.Glazyev nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Nga sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho nền kinh tế Mỹ. Trong trường hợp bị trừng phạt, Nga sẽ bị buộc phải từ bỏ dự trữ đồng USD và bắt đầu sử dụng đồng tiền dự trữ khác, cũng như thành lập các kênh thanh toán riêng. Đến lúc đó, Nga sẽ không thể trả nợ các ngân hàng Mỹ. Cuối cùng là Moscow có thể khuyến khích các tổ chức tài chính của Nga bán tháo trái phiếu của chính phủ Mỹ (khoảng gần 400 tỷ USD).
Các chuyên gia cho rằng, không chỉ Mỹ mà còn tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ nếu trừng phạt Nga thì sẽ nhận lại hậu quả tương đương vì hiện nay nền kinh tế Nga có mối quan hệ mật thiết với châu Âu. Tổng đầu tư của nước ngoài vào Nga chiếm 50 % là đến từ các nước EU. Ngược lại Nga cũng đầu tư vào EU 60% tổng giá trị đầu tư ra nước ngoài của mình. Mặt khác, hiện nay 40 % khí đốt EU phải nhập khẩu từ Nga. Người ta cho rằng, nếu Nga ngừng bán khí đốt thì một nửa châu Âu sẽ chết cóng trong một mùa đông.
H.Y (Theo Top War)