Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ hối tiếc khi luật an ninh quốc gia được Quốc hội Trung Quốc thông qua vào ngày 30/6. Ông nói đó là "ngày buồn cho Hong Kong và những người yêu chuộng tự do khắp Trung Quốc". Luật có hiệu lực từ 11h đêm qua (giờ Hong Kong), đã hình sự hóa các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc. "Quyết định áp luật an ninh quốc gia hà khắc của chính quyền Trung Quốc lên Hong Kong đã phá hủy sự tự trị của lãnh thổ này và là một trong những thành tích lớn nhất của Trung Quốc", ông Pompeo đưa ra tuyên bố vào cuối ngày hôm qua. "Mỹ sẽ không đứng yên khi Trung Quốc nuốt chửng Hong Kong vào chiếc dạ dày độc đoán của họ".
Cùng với Anh và Australia, Washington đã lên án luật an ninh quốc gia là phá hoại sự tự do và bán tự trị của Hong Kong theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ" được đưa ra khi Anh trao trả lại thành phố cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh nói những chỉ trích trên là "sự can thiệp của nước ngoài" và bảo vệ luật mới là "thanh kiếm sắc bén treo trên đầu số ít người" đang đe dọa đến an ninh quốc gia. Hơn một năm qua, Hong Kong đã hứng chịu những cuộc biểu tình phản đối chính phủ. 27 quốc gia gồm Anh, Australia, New Zealand, Thụy Điển và Thụy Sĩ đã ban hành một tuyên bố chung, kêu gọi Bắc Kinh xem xét lại luật này. Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bày tỏ quan ngại. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn mô tả luật này là bằng chứng cho thấy mô hình "một quốc gia, hai chế độ" đã thất bại tại Hong Kong.
Ông Pompeo nói thêm rằng Washington đã áp đặt các hạn chế visa hiện có và các cựu quan chức dường như phải chịu trách nhiệm cho việc phá hoại quyền tự trị tại Hong Kong. Mỹ cũng chấm dứt việc xuất khẩu công nghệ và khí tài quân sự đến thành phố này, sẽ loại bỏ hầu hết các Chính sách mang lại trạng thái đặc biệt của Hong Kong so với Trung Quốc đại lục. Bắc Kinh tuyên bố sẽ có những biện pháp đối phó với các hành động trên, chẳng hạn ban hành hạn chế visa đối với người Mỹ "chỉ đạo" về vấn đề Hong Kong khi mà căng thẳng giữa 2 nước leo thang. "Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh với những người yêu tự do ở Hong Kong và đáp trả các cuộc tấn công của Bắc Kinh lên sự tự do ngôn luận, báo chí và hội nghị cũng như luật pháp để lãnh thổ này hưng thịnh, cho đến nay", ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết hành động của Bắc Kinh tại Hong Kong cũng cho thấy việc không tuân thủ các cam kết trong Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984. Cam kết này hứa để thành phố bán tự trị trong 50 năm sau khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997. "Trung Quốc hứa cho người dân Hong Kong 50 năm tự do và chỉ cho họ 23 năm", ông Pompeo nhắc đến lễ kỷ niệm bàn giao lần thứ 23 diễn ra hôm nay. "Trong vài năm qua, Bắc Kinh cũng đã vi phạm các thỏa thuận với WHO, WTO và LHQ. Đây là một mô hình mà thế giới không thể bỏ qua".
Chi tiết về luật an ninh quốc gia, được tiết lộ vào tối muộn ngày hôm qua khi được Quốc hội Trung Quốc thông qua cho thấy Bắc Kinh lần đầu tiên thiết lập một văn phòng an ninh, thành lập một đơn vị cảnh sát chuyên trách để điều tra các vụ án về an ninh quốc gia và cho phép đại lục có quyền tài phán với một số vụ án "phức tạp", chẳng hạn như các vụ liên quan đế sự can thiệp từ nước ngoài. Luật cũng áp dụng cho người dân cả trong và ngoài Hong Kong, làm dấy lên mối lo ngại rằng ngay cả người nước ngoài cũng có thể bị truy tố khi vào thành phố này.
Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ cũng đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ hôm qua, mô tả luật mới này như muốn "đe dọa, làm hoảng sợ và đàm áp ngôn luận của người Hong Kong". "Tất cả những người yêu tự do phải cùng nhau lên án luật này, nó báo hiệu cái chết của quy tắc một quốc gia, hai chế độ".
Các nhà lập pháp Mỹ đã công bố một dự luật lưỡng đảng để đáp trả luật an ninh quốc gia. Dự luật sẽ cho phép người dân Hong Kong có nguy cơ bị đàn áp được tị nạn tại Mỹ. Những người này gồm người tham gia biểu tình bị buộc tội và các nhà báo bị tổn hại khi che chở cho họ.
Tuần trước, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật đẻ xử phạt quan chức Trung Quốc làm xói mòn sự tự trị của Hong Kong.