- Điều gì ẩn sau Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản?
- “Vũ khí Trung Quốc có thể bắn hạ thành công 90% tên lửa siêu thanh”: Tin vịt!
- Nhận diện vũ khí chống ngầm mới nhất của Trung Quốc
Kênh truyền thông RIA Novosti đưa tin, muộn nhất là vào năm 2030 quân đội Nga sẽ sở hữu tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công toàn cầu. Các tên lửa siêu tốc này sẽ là vũ khí đối trọng lại với hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ.
Mô hình vũ khí tấn công toàn cầu
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp cho các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới biến những thứ vũ khí tưởng như chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng dần trở thành thực tế. Điển hình trong đó phải kể đến các loại vũ khí có khả năng tấn công toàn cầu đang được đầu tư phát triển bởi quân đội Mỹ và Nga.
Đối với Nga, hiện nay dự án phát triển các loại vũ khí siêu tốc đang được giao cho tập đoàn Tactical Missiles đảm nhiệm. Giám đốc tập đoàn, ông Boris Obnosov cho biết, chương trình vũ khí tấn công toàn cầu của Nga đang được hoàn thiện theo từng bước một, dự kiến sang thập kỷ tới sẻ tiến hành các thử nghiệm thực tế và vào năm 2030 sẽ chính thức bàn giao cho quân đội.
Theo ông Boris Obnosov, rào cản kỹ thuật lớn nhất để chế tạo các loại vũ khí siêu thanh này đó là việc phải chế tạo ra một loại vật liệu mới có khả năng siêu bền để chịu đựng được khi chúng bay với vận tốc nhỏ nhất cũng phải gấp tới 5 lần vận tốc âm thanh.
Yêu cầu về tính năng của các vũ khí siêu tốc này đó là chúng có thể tấn công bất kỳ vị trí nào trên trái đất chỉ trong vòng vài giờ đồng đồ. Các chuyên gia vũ khí phân tích rằng, sự thành công của vũ khí siêu thanh sẽ làm thay đổi nhiều khái niệm tác chiến hiện tại.
Và trong tương lai, vũ khí chiến lược có khả năng răn đe và kiềm chế sẽ không chỉ là vũ khí hạt nhân mà chúng sẽ bao gồm cả các vũ khí phi hạt nhân có khả năng đặc biệt như các loại vũ khí siêu thanh đang được phát triển bởi quân đội Nga và Mỹ.
Theo Yên Hưng/Newsland