Tin mới

“Vũ khí Trung Quốc có thể bắn hạ thành công 90\% tên lửa siêu thanh”: Tin vịt!

Thứ hai, 19/01/2015, 16:27 (GMT+7)

Trong khi chưa có nước nào triển khai tên lửa siêu thanh thì hệ thống vũ khí đánh gần của Trung Quốc làm sao có thể bắn hạ 90\% loại tên lửa này?

Trong khi chưa có nước nào triển khai tên lửa siêu thanh thì hệ thống vũ khí đánh gần của Trung Quốc làm sao có thể bắn hạ 90% loại tên lửa này?

 


Những ngày gần đây, một số phương tiện truyền thông đưa tin Trung Quốc đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới trên nhiều tàu với khả năng chống lại tên lửa siêu thanh thành công tới 90%. Nhưng những bài báo này lại vô tình nhấn mạnh rằng nhận định này là sai lầm.

Tất cả các bài báo có vẻ bắt nguồn từ một bài viết đăng trên tờ Want China Times của Đài Loan hồi tháng trước. Dẫn một bài báo trên “tờ Want Daily phiên bản tiếng Trung”, bản thân tờ này cũng dẫn lại câu chuyện từ một hãng truyền thông Nga giấu tên, tờ Want China Times cho biết “hệ thống vũ khí đánh gần Type 1130 bản địa mới nhất của Trung Quốc có thể bắn 10.000 viên đạn mỗi phút và phá hủy 90% các tên lửa siêu thanh đang di chuyển với tốc độ nhanh gấp 4 lần tốc độ âm thanh”.

Tin tức từ tờ Want China Times đã được các báo khác lấy lại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ như, dẫn lại bài báo trên Want China Times, tờ International Business Times hồi tháng trước đưa: “Trung Quốc đã triển khai một hệ thống vũ khí đánh gần mới”, có khả năng “phá hủy 90% tên lửa siêu thanh đang di chuyển với tốc độ nhanh gấp 4 lần tốc độ âm thanh”. Ngày 15/1, trang Engineering.com cũng đưa 1 tin dựa trên nguồn tờ IBT: “Trung Quốc có hệ thống đại bác có thể phá hủy hầu hết các tên lửa siêu thanh”.

Trong khi đó, ngày hôm qua, trang web công nghệ và thiết kế truyền thông Gawker, Gitzmodo đã cho đăng bài “Xem hệ thống lá chắn diệt tên lửa siêu thanh mới của Trung Quốc”. Trong bài báo này, người viết Andrew Tarantola của Gitzmodo đã dẫn lại bài báo trên Want China Times: “Hệ thống vũ khí đánh gần Type 1130 mới được tiết lộ của Trung Quốc có thể bắn đi các đầu đạn hạt nhân với tốc độ nhanh gấp 4 lần tốc độ âm thanh (nhấn mạnh nguyên gốc)”. Sau đó, ông đưa tin Type 1130 “khá chính xác, tiêu diệt được tới 90% các mối đe dọa siêu thanh” trước khi kết luận một cách quan ngại rằng: “Kết hợp với tàu lượng siêu thanh WU-14 mới của PLA, các trận chiến hải quân có thể sớm diễn ra chỉ trong chớp mắt”.

 

Có một vấn đề lớn đối với tất cả các điều trên. Đầu tiên và cũng là điều nghiêm tọng nhất đó là hệ thống vũ khí đánh gần Type 1130 không phải đặc biệt mới. Trong thực tế, nó đã được các nhà phân tích quốc phòng phương Tây chú ý đến từ tháng 5/2011 mặc dù ở thời điểm đó, nó vẫn đang được phát triển và được gọi là Type 1030. Tuy nhiên, cho đến khi tàu sân bay Liêu Ninh bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển, hệ thống vũ khí này đã được gọi với cái tên hiện tại (nó còn có tên gọi khác là H/PJ-14). Như vậy, Type 1130 ít nhất cũng được 2,5 tuổi.

 

Tuy nhiên, quan trọng hơn là những báo cáo của phía Trung Quốc thì hệ thống vũ khí đánh gần (CIWS) Type 1130 không thể bắn hạ các tến lửa siêu thanh. Như những lưu ý ở phía trên, các báo cáo này đều xác nhận Type 1130 CIWS có thể nhắm tới những tên lửa di chuyển ở tốc độ nhanh gấp 4 lần âm thanh (Mach 4). Với tốc độ Mach 4 thì nó không thể đạt tới mức độ siêu thanh. Để cấu thành siêu thanh, tên lửa phải di chuyển ở tốc độ gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh (Mach 5) hoặc lớn hơn. NASA tiếp tục phân loại tốc độ như siêu thanh (từ Mach 5- Mach 10), thượng siêu thanh (từ Mach 10- Mach 25). Sơ suất này – siêu thanh Mach 4 – đặc biệt gây ngạc nhiên vì nó từng được giới thiệu trên website khoa học và công nghệ Gizmodo và Engineering.com.

Ngoài ra còn có những vấn đề nhỏ khác. Ví dụ như hiện nay không có nước nào triển khai tên lửa siêu thanh và điều này làm dấy lên câu hỏi Type 1130 sẽ làm thế nào để bắn trúng 90% tên lửa? Trong thực tế, không rõ tỷ lệ 90% thành công này đến từ đâu. Có khả năng, tin vịt này do một đài truyền hình Trung Quốc tung ra. Không cần nói cũng biết nguồn tin này rất đáng ngờ.

Cuối cùng, trong khi hiện tại không có quốc gia nào triền khai tên lửa siêu thanh, và cho dù bất cứ đối thủ tiềm năng nào của Trung Quốc như Mỹ có triển khai trong tương lai gần thì gần như chắc chắn đó sẽ là những tên lửa tầm xa. Khi mà Type 1130 CIWS không thể bắn hạ được các tên lửa cận âm tầm trung hay tầm xa thì cuộc là nó sẽ khó lòng mà đánh bại được tên lửa siêu thanh.

Bảo Linh (tin tức nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news